Nội dung Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội gồm những gì để thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ?
- Để thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức của Bộ được tổ chức khi nào?
- Để thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức của Bộ có những nội dung gì?
- Thành phần tham dự Hội nghị cán bộ, công chức của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội gồm những ai?
Để thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức của Bộ được tổ chức khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Ban hành kèm theo Quyết định 161/QĐ-LĐTBXH năm 2018 quy định về Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức của Bộ như sau:
Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức của Bộ
1. Định kỳ vào cuối năm, Bộ trưởng chủ trì, phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn Bộ tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức của Bộ.
...
Theo quy định trên, định kỳ vào cuối năm, Bộ trưởng chủ trì, phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn Bộ tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (Hình từ Internet)
Để thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức của Bộ có những nội dung gì?
Theo khoản 2 Điều 5 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Ban hành kèm theo Quyết định 161/QĐ-LĐTBXH năm 2018 quy định về Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức của Bộ như sau:
Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức của Bộ
...
2. Nội dung của Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức của Bộ
a) Đánh giá, tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ của Bộ, kết quả thực hiện Nghị quyết của Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức của năm trước.
b) Đánh giá, tổng kết tình hình thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ, tổng kết phong trào thi đua và ký giao ước thi đua cho năm tiếp theo.
c) Xác định các biện pháp cụ thể cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao đời sống, bảo đảm thực hiện quyền làm chủ và lợi ích chính đáng của cán bộ, công chức, viên chức.
d) Ban Thanh tra nhân dân của Bộ báo cáo kết quả giám sát theo quy định của pháp luật.
đ) Thông báo công khai, lấy ý kiến, thảo luận và quyết định các vấn đề theo quy định của pháp luật và Quy chế này.
e) Giải quyết các nhiệm vụ cụ thể khác.
...
Như vậy, nội dung của Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội gồm:
- Đánh giá, tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ của Bộ, kết quả thực hiện Nghị quyết của Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức của năm trước.
- Đánh giá, tổng kết tình hình thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ, tổng kết phong trào thi đua và ký giao ước thi đua cho năm tiếp theo.
- Xác định các biện pháp cụ thể cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao đời sống, bảo đảm thực hiện quyền làm chủ và lợi ích chính đáng của cán bộ, công chức, viên chức.
- Ban Thanh tra nhân dân của Bộ báo cáo kết quả giám sát theo quy định của pháp luật.
- Thông báo công khai, lấy ý kiến, thảo luận và quyết định các vấn đề theo quy định của pháp luật và Quy chế này.
- Giải quyết các nhiệm vụ cụ thể khác.
Thành phần tham dự Hội nghị cán bộ, công chức của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội gồm những ai?
Theo khoản 3 Điều 5 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Ban hành kèm theo Quyết định 161/QĐ-LĐTBXH năm 2018 quy định như sau:
Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức của Bộ
...
3. Thành phần tham dự Hội nghị cán bộ, công chức của Bộ theo quy định tại Thông tư 01/2016/TT-BNV ngày 13/01/2016 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo quy định trên, thành phần tham dự Hội nghị cán bộ, công chức của Bộ dấn chiếu đến Điều 4 Thông tư 01/2016/TT-BNV như sau:
- Đối với cơ quan, đơn vị có tổng số cán bộ, công chức, viên chức từ 200 người trở xuống: Toàn thể cán bộ, công chức, viên chức tham dự hội nghị.
- Đối với cơ quan, đơn vị có tổng số cán bộ, công chức, viên chức trên 200 người; Hoặc có từ 200 người trở xuống nhưng làm việc phân tán trên địa bàn rộng hoặc vì lý do nghiệp vụ không thể bỏ vị trí làm việc: Người đứng đầu cơ quan, đơn vị thống nhất với công đoàn cơ quan, đơn vị quyết định thành phần tham dự hội nghị là toàn thể cán bộ, công chức, viên chức hoặc đại biểu theo quy định tại Điều 5 Thông tư này cho phù hợp với đặc điểm tình hình của cơ quan, đơn vị.
- Đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, khi tổ chức hội nghị có thể mời người đứng đầu và đại diện Ban chấp hành công đoàn của các cơ quan, đơn vị trực thuộc cấp cục, tổng cục và tương đương nếu cần thiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kho ngoại quan là kho, bãi lưu trữ hàng hóa chờ xuất khẩu hay chờ nhập khẩu theo quy định pháp luật?
- Giao dịch nội bộ của hợp tác xã gồm các hoạt động nào? Tăng tỷ lệ giá trị giao dịch nội bộ có là tiêu chí xét thụ hưởng chính sách của Nhà nước?
- Báo cáo của Tổ chức đấu thầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp đối với trái phiếu phát hành tại thị trường trong nước theo Thông tư 76/2024 thế nào?
- Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng theo Luật Đất đai mới nhất?
- Hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân của người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo Nghị định 143/2024 thế nào?