Nội dung kế hoạch hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn được thực hiện theo các mốc thời gian nào?
- Nội dung kế hoạch hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn được thực hiện theo mốc thời gian nào?
- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gì trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn?
- Số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn được xác định trên cơ sở nào? Việc xác định số lượng thành viên phải đảm bảo nguyên tắc gì?
Nội dung kế hoạch hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn được thực hiện theo mốc thời gian nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 39 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định như sau:
Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn
1. Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động.
2. Căn cứ vào chương trình hành động và sự chỉ đạo, hướng dẫn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Ban Thanh tra nhân dân xây dựng phương hướng, nội dung kế hoạch hoạt động của mình theo từng quý, 06 tháng và hằng năm.
3. Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm định kỳ báo cáo hoặc báo cáo khi có yêu cầu về hoạt động của mình với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã. Ban Thanh tra nhân dân được mời tham dự cuộc họp của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã có nội dung liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của Ban Thanh tra nhân dân.
Như vậy, nội dung kế hoạch hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn được thực hiện theo từng quý, 06 tháng và hằng năm.
Nội dung kế hoạch hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn được thực hiện theo mốc thời gian nào? (hình từ internet)
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gì trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 40 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 thì để bảo đảm hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm
- Thông báo cho Ban Thanh tra nhân dân về những chính sách, pháp luật chủ yếu liên quan đến tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp xã; các mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của địa phương;
- Cung cấp thông tin hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu cần thiết theo yêu cầu của Ban Thanh tra nhân dân;
- Xem xét, giải quyết kịp thời các kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân, thông báo kết quả giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị;
- Thông báo cho Ban Thanh tra nhân dân kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn cấp xã;
- Xử lý người có hành vi cản trở hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, người có hành vi trả thù, trù dập thành viên Ban Thanh tra nhân dân theo quy định của pháp luật.
Số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn được xác định trên cơ sở nào? Việc xác định số lượng thành viên phải đảm bảo nguyên tắc gì?
Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 59/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn
1. Thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn được bầu tại cuộc họp của cộng đồng dân cư.
Trên cơ sở đề nghị của Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã xem xét, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn; hướng dẫn bầu, bổ sung thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã phường, thị trấn.
Việc tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư để bầu, cho thôi, bầu bổ sung làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn được thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định này.
2. Số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn được xác định trên cơ sở tương ứng số lượng thôn, tổ dân phố trên địa bàn cấp xã nhưng không ít hơn 05 thành viên, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã quyết định số lượng cụ thể thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn theo nguyên tắc bảo đảm mỗi thôn, tổ dân phố có đại diện tham gia là thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn.
Đối với xã, phường, thị trấn có dưới 05 thôn, tổ dân phố thì được bầu tối đa 05 thành viên Ban Thanh tra nhân dân.
3. Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn có Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên.
Số lượng Phó Trưởng ban do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã quyết định căn cứ vào số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn nhưng không quá 02 người.
Như vậy, số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn được xác định trên cơ sở tương ứng số lượng thôn, tổ dân phố trên địa bàn cấp xã nhưng không ít hơn 05 thành viên.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã quyết định số lượng cụ thể thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn theo nguyên tắc bảo đảm mỗi thôn, tổ dân phố có đại diện tham gia là thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình bao gồm tài liệu nào? Trách nhiệm nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu thiết kế?
- Tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng có phải thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ không?
- Khi quyết định của Tòa án không xác định thời gian ngừng hoạt động của dự án đầu tư thì tổng thời gian được tính thế nào?
- Mức phạt lỗi che biển số xe máy, xe ô tô năm 2025 là bao nhiêu? Lỗi che biển số xe bị trừ bao nhiêu điểm GPLX?
- Ý kiến về việc học sinh cần kính trọng biết ơn người lao động? Viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng? Học sinh tiểu học có những quyền gì?