Nội dung kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại bao gồm những gì? Tổ chức kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại theo hình thức nào?
- Nội dung kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại bao gồm những gì? Tổ chức kiểm tra theo hình thức nào?
- Danh sách thí sinh đủ điều kiện tham dự kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại sẽ được đăng tải ở đâu?
- Quyền và nghĩa vụ của người tập sự hành nghề Thừa phát lại theo quy định mới nhất hiện nay bao gồm những gì?
Nội dung kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại bao gồm những gì? Tổ chức kiểm tra theo hình thức nào?
Căn cứ theo Điều 17 Thông tư 05/2020/TT-BTP quy định về nội dung và hình thức kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại như sau:
Nội dung và hình thức kiểm tra
1. Nội dung kiểm tra bao gồm:
a) Pháp luật về Thừa phát lại, Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại;
b) Kỹ năng hành nghề Thừa phát lại.
2. Hình thức kiểm tra là kiểm tra viết, gồm 02 bài kiểm tra.
Bài kiểm tra thứ nhất về pháp luật về Thừa phát lại và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại.
Bài kiểm tra thứ hai về kỹ năng hành nghề Thừa phát lại.
Như vậy, các nội dung kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại sẽ bao gồm:
- Kiểm tra về pháp luật về Thừa phát lại, Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại;
- Kiểm tra về kỹ năng hành nghề Thừa phát lại.
Và theo quy định hiện nay chỉ có 01 hình thức kiểm tra là kiểm tra viết.
Kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại (Hình từ Internet)
Danh sách thí sinh đủ điều kiện tham dự kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại sẽ được đăng tải ở đâu?
Tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 05/2020/TT-BTP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng kiểm tra cụ thể như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng kiểm tra
1. Hội đồng kiểm tra có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Ban hành Kế hoạch kiểm tra; nội quy kỳ kiểm tra;
b) Thành lập các Ban của Hội đồng kiểm tra;
c) Quyết định danh sách thí sinh đủ điều kiện tham dự kỳ kiểm tra, thời gian, địa điểm kiểm tra và thông báo cho Sở Tư pháp nơi có thí sinh tham dự kiểm tra, đồng thời đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp chậm nhất là 30 ngày trước ngày tổ chức kiểm tra;
d) Tổ chức kiểm tra, chấm điểm kiểm tra, phúc khảo bài kiểm tra;
đ) Công nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề Thừa phát lại;
e) Hủy bỏ kết quả kiểm tra tập sự hành nghề Thừa phát lại của thí sinh khi có căn cứ cho rằng thí sinh đó thuộc trường hợp không được đăng ký tập sự hành nghề Thừa phát lại quy định tại khoản 6 Điều 8 của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP mà vẫn tập sự, không đủ điều kiện tham dự kỳ kiểm tra hoặc có hành vi gian dối, vi phạm khác làm thay đổi kết quả tập sự, kết quả kiểm tra tập sự hành nghề Thừa phát lại;
g) Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến kỳ kiểm tra;
h) Báo cáo và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc tổ chức kiểm tra và kết quả của kỳ kiểm tra;
i) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Thông tư này.
Theo đó, danh sách thí sinh đủ điều kiện tham dự kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại sẽ được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp chậm nhất là 30 ngày trước ngày tổ chức kiểm tra.
Quyền và nghĩa vụ của người tập sự hành nghề Thừa phát lại theo quy định mới nhất hiện nay bao gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 05/2020/TT-BTP, người tập sự hành nghề Thừa phát lại sẽ có những quyền và nghĩa vụ cụ thể như sau:
(1) Người tập sự có các quyền sau đây:
- Thỏa thuận về việc ký kết hợp đồng lao động với Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự;
- Được Thừa phát lại hướng dẫn tập sự hướng dẫn các nội dung tập sự, việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người tập sự;
- Đề nghị thay đổi Thừa phát lại hướng dẫn tập sự và nơi tập sự trong các trường hợp quy định tại các Điều 10 và 11 của Thông tư này;
- Đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP;
- Các quyền khác theo thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự và theo quy định của pháp luật.
(2) Người tập sự có các nghĩa vụ sau đây:
- Tuân thủ các quy định của Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 08/2020/NĐ-CP , Thông tư này và pháp luật có liên quan;
- Tuân thủ nội quy, quy chế của Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự;
- Thực hiện các công việc tập sự theo nội dung quy định tại Điều 7 của Thông tư này theo sự phân công của Thừa phát lại hướng dẫn tập sự;
- Đảm bảo thời gian tập sự tối thiểu là 04 giờ mỗi ngày làm việc;
- Chịu trách nhiệm trước Thừa phát lại hướng dẫn tập sự và Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự về kết quả và tiến độ của các công việc tập sự được phân công;
- Không được ký vào vi bằng, quyết định về thi hành án và các văn bản khác với tư cách Thừa phát lại;
- Lập nhật ký tập sự, báo cáo kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này;
- Giữ bí mật thông tin về việc thực hiện công việc của mình và các thông tin có liên quan mà mình biết được trong quá trình tập sự;
- Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự và theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?