Nội dung lồng ghép giáo dục kiến thức và kỹ năng bổ trợ cho học sinh sinh viên bao gồm những nội dung gì?

Cho tôi hỏi nội dung lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên bao gồm những nội dung gì? Tôi thắc mắc ai có thẩm quyền quyết định thời lượng lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh sinh viên? Đây là câu hỏi của Anh Tài đến từ Vĩnh Phúc.

Kỹ năng bổ trợ cho học sinh và sinh viên trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hiểu như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 2 Thông tư 32/2021/TT-BLĐTBXH giải thích kỷ năng bổ trợ được như sau:

Kỹ năng bổ trợ là tập hợp các kỹ năng cần thiết ngoài chương trình đào tạo chính khóa, được trang bị bổ sung cho học sinh, sinh viên, nhằm giúp học sinh, sinh viên có khả năng giải quyết tốt hơn các vấn đề trong quá trình nghiên cứu, học tập và làm việc.

Đối chiếu quy định trên, kỹ năng bổ trợ cho sinh viên trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hiểu là tập hợp các kỹ năng cần thiết ngoài chương trình đào tạo chính khóa, được trang bị bổ sung cho học sinh sinh viên, nhằm giúp học sinh sinh viên có khả năng giải quyết tốt hơn các vấn đề trong quá trình nghiên cứu, học tập và làm việc.

Kỹ năng bổ trợ

Kỹ năng bổ trợ (Hình từ Internet)

Thời lượng lồng ghép giáo dục kiến thức và kỹ năng bổ trợ cho học sinh sinh viên được quy định ra sao?

Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 32/2021/TT-BLĐTBXH quy định về thời lượng lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh sinh viên như sau:

Thời lượng lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên
1. Người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định thời lượng lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên nhưng không vượt quá 10% tổng thời lượng chương trình đào tạo chính khóa đối với đào tạo trình độ sơ cấp và không vượt quá 5% tổng thời lượng chương trình đào tạo chính khóa đối với đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
2. Thời lượng lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên bảo đảm phù hợp với chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo, tiến độ đào tạo của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Đối chiếu quy định trên, thời lượng lồng ghép giáo dục kiến thức và kỹ năng bổ trợ cho học sinh sinh viên được quy định như trên.

Do đó, trường hợp bạn thắc mắc người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định thời lượng lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh sinh viên nhưng không vượt quá 10% tổng thời lượng chương trình đào tạo chính khóa đối với đào tạo trình độ sơ cấp và không vượt quá 5% tổng thời lượng chương trình đào tạo chính khóa đối với đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

Nội dung lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh sinh viên bao gồm những nội dung gì?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 32/2021/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Nội dung lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên
1. Trình độ sơ cấp
a) Kiến thức bổ trợ
Kiến thức bổ trợ về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên liên quan trực tiếp đến nghề đào tạo; kiến thức cơ bản về pháp luật giáo dục nghề nghiệp, việc làm sau khi tốt nghiệp đối với người học trình độ sơ cấp; kiến thức cơ bản về nội quy, văn hóa ứng xử, an toàn lao động tại nơi làm việc.
b) Kỹ năng bổ trợ
Kỹ năng học tập; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng quản lý bản thân; kỹ năng quản lý thời gian; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng an toàn, vệ sinh lao động.
c) Ngoài các kiến thức, kỹ năng bổ trợ đã được quy định ở trên, tùy thuộc vào nghề đào tạo và nhu cầu của học sinh, sinh viên mà người đứng đầu các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định nội dung các kiến thức, kỹ năng bổ trợ phù hợp với quy định của Thông tư này.
2. Trình độ trung cấp
a) Kiến thức bổ trợ
Kiến thức bổ trợ thực tế và lý thuyết liên quan đến ngành, nghề, lĩnh vực đào tạo; kiến thức bổ trợ cần thiết về chính trị, văn hóa, xã hội và pháp luật đáp ứng yêu cầu công việc nghề nghiệp; kiến thức bổ trợ về ngoại ngữ, công nghệ thông tin; kiến thức pháp luật liên quan trực tiếp đến ngành, nghề đào tạo, vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp; kiến thức về kinh doanh và khởi nghiệp.
b) Kỹ năng bổ trợ
Bao gồm kỹ năng bổ trợ ở trình độ sơ cấp và các kỹ năng bổ trợ sau: Kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng sáng tạo; kỹ năng khởi nghiệp; kỹ năng lập kế hoạch và tiến hành công việc; kỹ năng quản lý công việc; kỹ năng quản lý tài chính cá nhân; kỹ năng ra quyết định; kỹ năng giảm sự lo lắng và căng thẳng trong công việc.
c) Ngoài các kiến thức, kỹ năng bổ trợ đã được quy định ở trên, tùy thuộc vào ngành, nghề đào tạo và nhu cầu của học sinh, sinh viên mà hiệu trưởng trường trung cấp, hiệu trưởng trường cao đẳng quyết định nội dung các kiến thức, kỹ năng bổ trợ phù hợp với quy định của Thông tư này.
...

Theo đó, nội dung lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh sinh viên bao gồm những nội dung nêu trên.

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Các loại hình tổ chức cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện hành
Pháp luật
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyển sinh trình độ sơ cấp thực hiện theo hình thức nào? Bảo đảm thời gian thực học tối thiểu bao nhiêu giờ?
Pháp luật
Mẫu đề án sáp nhập trường cao đẳng vào trường đại học mới nhất theo Nghị định 125 là mẫu như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là gì? Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập có nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Pháp luật
Mẫu báo cáo giảng dạy khối lượng kiến thức THPT tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp TP HCM năm 2024?
Pháp luật
Xử phạt đối với việc không đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; không ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Pháp luật
Không báo cáo kết quả tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp hàng năm có bị thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng không?
Pháp luật
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho người khuyết tật cần phải đảm bảo có giáo trình và thời gian đào tạo phù hợp với người khuyết tật đúng không?
Pháp luật
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có được phép giải thể theo đề nghị của tổ chức thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp đó không?
Pháp luật
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thực hiện tuyển sinh tối đa mấy lần trong một năm theo quy định?
Pháp luật
Việc đánh giá định kỳ đối với kết quả học tập theo môn học bắt buộc của học sinh cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thực hiện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ sở giáo dục nghề nghiệp
6,229 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào