Nội dung nào là kết quả khi áp dụng các quy định của Điều ước quốc tế không làm tổn hại đến nhiệm vụ phải thi hành mọi nghĩa vụ được luật quốc tế quy định?
- Nội dung nào là kết quả khi áp dụng các quy định của Điều ước quốc tế không làm tổn hại đến nhiệm vụ phải thi hành mọi nghĩa vụ được luật quốc tế quy định?
- Một quốc gia sẽ không còn thể nêu lên lý do làm mất hiệu lực một Điều ước quốc tế khi nào?
- Một quốc gia có thể nêu lên một sai lầm trong một Điều ước quốc tế như là một khiếm khuyết của sự đồng ý của mình chịu sự ràng buộc của một điều ước không?
Nội dung nào là kết quả khi áp dụng các quy định của Điều ước quốc tế không làm tổn hại đến nhiệm vụ phải thi hành mọi nghĩa vụ được luật quốc tế quy định?
Căn cứ theo Điều 43 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Những nghĩa vụ do luật quốc tế áp đặt không phụ thuộc vào một điều ước
Sự vô hiệu, chấm dứt hoặc từ bỏ một điều ước, việc một bên rút khỏi tạm đình chỉ việc thi hành một điều ước một khi là kết quả của việc áp dụng các quy định của điều ước đó hoặc của các quy định của Công ước này, sẽ hoàn toàn không làm tổn hại đến nhiệm vụ phải thi hành mọi nghĩa vụ nêu trong điều ước được luật quốc tế quy định không phụ thuộc vào điều ước đó.
Như vậy, nội dung là kết quả khi áp dụng các quy định của điều ước quốc tế không làm tổn hại đến nhiệm vụ phải thi hành mọi nghĩa vụ được luật quốc tế quy định gồm: Sự vô hiệu, chấm dứt hoặc từ bỏ một điều ước quốc tế, việc một bên rút khỏi tạm đình chỉ việc thi hành một điều ước quốc tế.
Điều ước quốc tế (Hình từ Internet)
Một quốc gia sẽ không còn thể nêu lên lý do làm mất hiệu lực một Điều ước quốc tế khi nào?
Căn cứ theo Điều 45 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Việc mất quyền nêu lên lý do làm vô hiệu, chấm dứt, rút khỏi hoặc tạm đình chỉ việc thi hành một điều ước
Một quốc gia sẽ không còn có thể nêu lên lý do làm mất hiệu lực một điều ước, chấm dứt, rút khỏi hoặc tạm đình chỉ việc thi hành điều ước đó theo tinh thần của những quy định của các điều từ Điều 46 đến Điều 50 hoặc của các Điều 60 và 62, nếu, sau khi biết rõ các sự kiện, quốc gia đó vẫn:
a) Chấp thuận một cách rõ ràng rằng điều ước, tùy từng trường hợp, là có giá trị, còn hiệu lực hoặc tiếp tục việc thi hành điều ước đó; hoặc
b) Biểu hiện thái độ, tùy từng trường hợp, phải được xem là họ đã chấp thuận là điều ước vẫn có giá trị, tiếp tục có hiệu lực hoặc tiếp tục được thi hành.
Theo đó, một quốc gia sẽ không còn thể nêu lên lý do làm mất hiệu lực một Điều ước quốc tế sau khi biết rõ các sự kiện, quốc gia đó vẫn:
- Chấp thuận một cách rõ ràng rằng điều ước, tùy từng trường hợp, là có giá trị, còn hiệu lực hoặc tiếp tục việc thi hành điều ước đó; hoặc
- Biểu hiện thái độ, tùy từng trường hợp, phải được xem là họ đã chấp thuận là điều ước vẫn có giá trị, tiếp tục có hiệu lực hoặc tiếp tục được thi hành.
Một quốc gia có thể nêu lên một sai lầm trong một Điều ước quốc tế như là một khiếm khuyết của sự đồng ý của mình chịu sự ràng buộc của một điều ước không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 48 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Sai lầm
1. Một quốc gia có thể nêu lên một sai lầm trong một điều ước như là một khiếm khuyết của sự đồng ý của mình chịu sự ràng buộc của một điều ước, nếu sự sai lầm liên quan đến một sự kiện hay một hoàn cảnh mà quốc gia đó cho là đã tồn tại và thời điểm điều ước được ký kết và được xem là một cơ sở chủ yếu của sự đồng ý của mình chịu sự ràng buộc của điều ước.
2. Khoản 1 sẽ không được áp dụng nếu quốc gia đề cập đã góp phần vào sai lầm đó bằng thái độ xử sự của mình khi những hoàn cảnh đặc biệt đó đã ở mức độ làm cho quốc gia đó phải lưu ý về khả năng xảy ra sai lầm.
3. Một sai lầm chỉ liên quan đến soạn thảo văn bản của một điều ước sẽ không ảnh hưởng đến giá trị hiệu lực của nó; trong trường hợp sẽ áp dụng Điều 79.
Như vậy, một quốc gia có thể nêu lên một sai lầm trong một điều ước quốc tế như là một khiếm khuyết của sự đồng ý của mình chịu sự ràng buộc của một điều ước nếu sự sai lầm liên quan đến một sự kiện hay một hoàn cảnh mà quốc gia đó cho là đã tồn tại và thời điểm điều ước được ký kết và được xem là một cơ sở chủ yếu của sự đồng ý của mình chịu sự ràng buộc của điều ước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?