Nội dung phương án bảo vệ công trình hàng hải được quy định như ra sao? Phạm vi bảo vệ công trình hàng hải được quy định thế nào?
Có được điều khiển tàu thuyền sai quy định gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình hàng hải không?
Căn cứ khoản 7 Điều 4 Nghị định 143/2017/NĐ-CP quy định các hành vi bị cấm trong bảo vệ công trình hàng hải như sau:
Các hành vi bị cấm trong bảo vệ công trình hàng hải
1. Xếp, chứa các chất dễ cháy nổ, các chất nguy hại trái quy định có khả năng gây ăn mòn hoặc hư hỏng công trình hàng hải khi chưa được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Thải các chất thải làm hư hại, ảnh hưởng đến độ bền và tuổi thọ của công trình hàng hải.
3. Nạo vét trái phép trên luồng hàng hải, phạm vi bảo vệ luồng hàng hải, vùng nước cảng biển hoặc nạo vét không đúng yêu cầu kỹ thuật đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận; thực hiện giám sát nạo vét và đổ bùn đất nạo vét không đúng quy định.
4. Thực hiện hoạt động khai thác khoáng sản, cắm đăng đáy, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản trong luồng hàng hải và phạm vi bảo vệ công trình hàng hải.
5. Lấn chiếm phạm vi bảo vệ công trình hàng hải.
6. Thực hiện các hành vi gây cản trở việc quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ công trình hàng hải.
7. Điều khiển tàu thuyền và phương tiện khác sai quy định gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình hàng hải.
8. Các hành vi khác làm ảnh hưởng đến an toàn trong quản lý, khai thác công trình hàng hải.
9. Các hành vi khác bị cấm theo quy định của pháp luật.
Theo đó, không được điểu khiển tàu thuyền và phương tiện khác sai quy định gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình hàng hải vì hành vi này bị nghiêm cấm.
Bảo vệ công trình hàng hải (Hình từ Internet)
Phạm vi bảo vệ công trình hàng hải được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 143/2017/NĐ-CP quy định phạm vi bảo vệ công trình hàng hải như sau:
Phạm vi bảo vệ công trình hàng hải
1. Công trình hàng hải bao gồm bến cảng, cầu cảng, cảng dầu khí ngoài khơi, bến phao, luồng hàng hải, vũng quay tàu, báo hiệu hàng hải, hệ thống hỗ trợ hàng hải, đê chắn sóng, đê chắn cát, kè hướng dòng, kè bảo vệ bờ được đầu tư xây dựng hoặc thiết lập trong vùng nước cảng biển và vùng biển của Việt Nam.
2. Phạm vi bảo vệ công trình bến cảng, cầu cảng được tính từ rìa ngoài cùng của công trình đến hết giới hạn phía ngoài của vùng nước trước bến cảng, cầu cảng.
3. Phạm vi bảo vệ công trình bến cảng, cầu cảng, bến trụ tựa có kết hợp phao neo hoặc trụ neo được tính từ vị trí tâm rùa neo phao neo hoặc tâm của trụ neo và rìa ngoài cùng của công trình bến cảng, cầu cảng, bến trụ tựa ra đến hết giới hạn phía ngoài của vùng nước trước bến theo thiết kế và về các phía còn lại được xác định theo quy chuẩn kỹ thuật công trình, cụ thể như sau:
a) Tối thiểu 60 m đối với công trình có cao độ đáy bến thiết kế hoặc phao neo có chiều sâu khu nước tính từ đáy bến đến mực nước thấp thiết kế lớn hơn 20 m;
b) Tối thiểu 50 m đối với công trình có cao độ đáy bến thiết kế hoặc phao neo có chiều sâu khu nước tính từ đáy bến đến mực nước thấp thiết kế từ 16 m đến 20 m;
...
Theo đó, phạm vi bảo vệ công trình hàng hải được quy định như trên.
Nội dung phương án bảo vệ công trình hàng hải được quy định như ra sao?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Nghị định 143/2017/NĐ-CP quy định phương pháp bảo vệ công trình hàng hải như sau:
Phương án bảo vệ công trình hàng hải
1. Nội dung phương án bảo vệ công trình hàng hải theo quy định tại Điều 125 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015, gồm các nội dung sau:
a) Xác định phạm vi bảo vệ công trình hàng hải;
b) Thiết lập báo hiệu hàng hải đối với công trình hàng hải;
c) Nhân lực, địa chỉ, số điện thoại liên hệ trong thực hiện bảo vệ công trình hàng hải;
d) Phương tiện, công cụ phục vụ việc bảo vệ công trình hàng hải;
đ) Kế hoạch thực hiện bảo vệ công trình hàng hải và biện pháp kiểm tra, giám sát của chủ đầu tư hoặc của người quản lý khai thác công trình;
e) Biện pháp xử lý khi xảy ra hư hỏng, tai nạn hàng hải, sự cố hoặc hành vi vi phạm ảnh hưởng đến an toàn trong khai thác công trình hàng hải;
g) Đề xuất nguyên tắc, cơ chế, cách thức phối hợp giữa chủ đầu tư hoặc người quản lý khai thác công trình với Cảng vụ hàng hải và cơ quan có thẩm quyền tại khu vực có công trình hàng hải.
...
Theo đó, nội dung phương án bảo vệ công trình hàng hải theo quy định tại Điều 125 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, gồm các nội dung sau:
- Xác định phạm vi bảo vệ công trình hàng hải;
- Thiết lập báo hiệu hàng hải đối với công trình hàng hải;
- Nhân lực, địa chỉ, số điện thoại liên hệ trong thực hiện bảo vệ công trình hàng hải;
- Phương tiện, công cụ phục vụ việc bảo vệ công trình hàng hải;
- Kế hoạch thực hiện bảo vệ công trình hàng hải và biện pháp kiểm tra, giám sát của chủ đầu tư hoặc của người quản lý khai thác công trình;
- Biện pháp xử lý khi xảy ra hư hỏng, tai nạn hàng hải, sự cố hoặc hành vi vi phạm ảnh hưởng đến an toàn trong khai thác công trình hàng hải;
- Đề xuất nguyên tắc, cơ chế, cách thức phối hợp giữa chủ đầu tư hoặc người quản lý khai thác công trình với Cảng vụ hàng hải và cơ quan có thẩm quyền tại khu vực có công trình hàng hải.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?