Nội dung quản lý nhà nước về bình đẳng giới gồm những gì? Nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới bao gồm những nguồn nào?
Nội dung quản lý nhà nước về bình đẳng giới gồm những gì? Cơ quan nào thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới?
Theo Điều 8 và Điều 9 Luật bình đẳng giới 2006 quy định như sau:
Điều 8. Nội dung quản lý nhà nước về bình đẳng giới
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới.
3. Ban hành và tổ chức thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới.
4. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bình đẳng giới.
5. Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hoạt động về bình đẳng giới.
6. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới.
7. Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo về bình đẳng giới.
8. Hợp tác quốc tế về bình đẳng giới.
Điều 9. Cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bình đẳng giới.
2. Bộ hoặc cơ quan ngang bộ được Chính phủ phân công chủ trì chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới quy định tại khoản 2 Điều này thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ.
Về các nội dung quản lý nhà nước về bình đẳng giới được quy định tại Điều 8 như trên.
Các cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới bao gồm: Chính phủ, Bộ hoặc cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp.
Bình đẳng giới (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới là gì?
Theo Điều 26 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định thì:
Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới
1. Xây dựng và trình Chính phủ ban hành chiến lược, chính sách, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
2. Xây dựng và trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành, hướng dẫn theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới.
3. Tham gia đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
4. Tổng kết, báo cáo Chính phủ việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
5. Chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ trong quản lý nhà nước về bình đẳng giới.
6. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bình đẳng giới.
Dẫn chiếu đến Điều 3 Nghị định 70/2008/NĐ-CP quy định thì:
Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chiến lược, chính sách, chương trình, kế hoạch, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương tổ chức thực hiện các chiến lược, chính sách, chương trình, kế hoạch, mục tiêu, biện pháp đó.
2. Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới.
3. Tham gia đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm - pháp luật.
4. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về bình đăng giới.
5. Hướng dẫn hoạt động bình đẳng giới, kỹ năng lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong tổ chức hoạt động của các cơ quan, tổ chức.
6. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hoạt động về bình đẳng giới.
7. Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học trong lĩnh vực bình đẳng giới.
8. Sơ kết, tổng kết, báo cáo, đánh giá hàng năm và theo định kỳ về tình hình thực hiện bình đẳng giới trong phạm vi cả nước.
9. Thống kê và công bố thông tin, số liệu về bình đẳng giới trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.
10. Thục hiện hợp tác quốc tế về bình đẳng giới trong phạm vi quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật; đề xuất việc ký kết, gia nhập điều ước quốc tế về bình đằng giới và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế về bình đẳng giới mà Việt Nam là thành viên.
11. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới.
Nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới bao gồm những nguồn nào?
Theo khoản 1 Điều 20 Nghị định 48/2009/NĐ-CP quy định về nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới:
Nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới
1. Nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới bao gồm: nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp; nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân và các nguồn thu hợp pháp khác.
2. Ngân sách nhà nước ở cấp nào bảo đảm chi cho hoạt động bình đẳng giới của cơ quan, tổ chức ở cấp đó theo dự toán chi ngân sách hàng năm của các cơ quan, tổ chức.
3. Nhà nước khuyến khích các cơ quan, tổ chức lồng ghép nội dung thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới vào việc sử dụng các quỹ đã được thành lập của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới bao gồm: nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp; nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân và các nguồn thu hợp pháp khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?