Nơi nhận phiếu báo cáo tử vong tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được pháp luật quy định như thế nào?
Nơi nhận phiếu báo cáo tử vong tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được pháp luật quy định như thế nào?
Theo tiểu mục 5 Mục A Hướng dẫn ghi chép Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong ban hành kèm theo Quyết định 1921/QĐ-BYT năm 2022 quy định như sau:
KHÁI NIỆM TỬ VONG VÀ NGUYÊN NHÂN TỬ VONG
...
5. Nơi nhận phiếu báo cáo tử vong: Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong sử dụng cho mục đích thống kê nguyên nhân tử vong để xây dựng chính sách can thiệp, lưu giữ tại cơ sở y tế và dán vào hồ sơ bệnh án (mục giấy tờ khác), báo cáo về cơ quan chủ quản, không giao cho người nhà. Dữ liệu điện tử báo cáo trên hệ thống của Bộ Y tế. Không sử dụng thông tin ghi tại Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong để phê bình, hoặc kiểm điểm trách nhiệm của nhân viên y tế.
...
Theo đó, nơi nhận phiếu báo cáo tử vong: Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong sử dụng cho mục đích thống kê nguyên nhân tử vong để xây dựng chính sách can thiệp, lưu giữ tại cơ sở y tế và dán vào hồ sơ bệnh án (mục giấy tờ khác), báo cáo về cơ quan chủ quản, không giao cho người nhà.
Dữ liệu điện tử báo cáo trên hệ thống của Bộ Y tế. Không sử dụng thông tin ghi tại Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong để phê bình, hoặc kiểm điểm trách nhiệm của nhân viên y tế.
Đối với trường hợp tử vong trước khi đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được giải quyết như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 65 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định như sau:
Giải quyết đối với người bệnh tử vong
...
2. Đối với trường hợp tử vong trước khi đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được giải quyết như sau:
a) Đối với người có giấy tờ tùy thân, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thông báo cho thân nhân của hộ để tổ chức mai táng;
b) Đối với người không có giấy tờ tùy thân, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng để tìm người nhà của người bệnh.
Trường hợp không có giấy tờ tùy thân hoặc có giấy tờ tùy thân nhưng không có người nhận, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm bảo quản thi thể, chụp ảnh và thông báo cho cơ quan công an hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đặt trụ sở.
Trường hợp không có người nhận, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh liên hệ với Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan lao động, thương binh và xã hội trên địa bàn để các cơ quan này tổ chức mai táng.
...
Như vậy, đối với trường hợp tử vong trước khi đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được giải quyết như sau:
- Đối với người có giấy tờ tùy thân, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thông báo cho thân nhân của hộ để tổ chức mai táng;
- Đối với người không có giấy tờ tùy thân, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng để tìm người nhà của người bệnh.
Trường hợp không có giấy tờ tùy thân hoặc có giấy tờ tùy thân nhưng không có người nhận, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm bảo quản thi thể, chụp ảnh và thông báo cho cơ quan công an hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đặt trụ sở.
Trường hợp không có người nhận, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh liên hệ với Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan lao động, thương binh và xã hội trên địa bàn để các cơ quan này tổ chức mai táng.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (Hình từ Internet)
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm gì đối với người bệnh tử vong?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 65 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định như sau:
Giải quyết đối với người bệnh tử vong
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm sau đây:
a) Cấp giấy chứng tử;
b) Tiến hành kiểm thảo tử vong trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi người bệnh tử vong;
c) Giao người hành nghề trực tiếp điều trị hoặc phụ trách ca trực lập hồ sơ tử vong, trong đó ghi rõ diễn biến bệnh, cách xử lý, thời gian và nguyên nhân tử vong;
d) Lưu trữ hồ sơ tử vong theo quy định tại khoản 3 Điều 59 của Luật này.
...
Cụ thể tại khoản 3 Điều 59 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định:
Hồ sơ bệnh án
...
3. Việc lưu trữ hồ sơ bệnh án được quy định như sau:
a) Hồ sơ bệnh án được lưu trữ theo các cấp độ mật của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
b) Hồ sơ bệnh án nội trú, ngoại trú được lưu trữ ít nhất 10 năm; hồ sơ bệnh án tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt được lưu trữ ít nhất 15 năm; hồ sơ bệnh án đối với người bệnh tâm thần, người bệnh tử vong được lưu trữ ít nhất 20 năm;
c) Trường hợp lưu trữ hồ sơ bệnh án bằng bản điện tử, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có bản sao dự phòng và thực hiện theo các chế độ lưu trữ quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
Theo đó, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm sau đây:
- Cấp giấy chứng tử;
- Tiến hành kiểm thảo tử vong trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi người bệnh tử vong;
- Giao người hành nghề trực tiếp điều trị hoặc phụ trách ca trực lập hồ sơ tử vong, trong đó ghi rõ diễn biến bệnh, cách xử lý, thời gian và nguyên nhân tử vong;
- Lưu trữ hồ sơ tử vong theo quy định tại khoản 3 Điều 59 nêu trên.
Tải về mẫu tóm tắt hồ sơ bệnh án mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không?
- Biện pháp kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi truyền thống nhập khẩu? Nội dung kiểm tra gồm những gì?
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?
- Kịch bản tổng kết chi hội phụ nữ cuối năm 2024 ngắn gọn? Tổng kết công tác Hội phụ nữ năm 2024 ngắn gọn?
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?