Nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính là ở đâu? Có phải thông báo quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính không?
Nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính là ở đâu?
Căn cứ vào Điều 22 Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định về nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính quy định như sau:
Nơi tạm giữ
1. Nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính được thực hiện theo quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 122 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính phải có khóa cửa, bảo đảm ánh sáng, thoáng mát, vệ sinh an toàn về phòng cháy, chữa cháy, thuận tiện cho việc trông coi, bảo vệ. Người bị tạm giữ qua đêm phải được bố trí giường nằm và phải có chiếu, chăn, màn; chỗ nằm tối thiểu cho mỗi người là 2 m2.
3. Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào quy định tại Điều 122 Luật Xử lý vi phạm hành chính và quy định tại Điều 22 Nghị định này chịu trách nhiệm về việc tổ chức, bố trí nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính và chỉ đạo thiết kế, xây dựng nơi tạm giữ hành chính bảo đảm và tuân thủ các quy định của pháp luật.
5. Nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính là nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính được bố trí tại trụ sở cơ quan, đơn vị nơi làm việc của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người vi phạm hành chính. Trường hợp không có nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính thì tạm giữ tại phòng trực ban hoặc phòng khác tại nơi làm việc, nhưng phải bảo đảm các quy định chung.
Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 122 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi điểm c khoản 61 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) thì nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính quy định như sau:
- Cơ quan có chức năng phòng, chống vi phạm pháp luật mà thường xuyên phải tạm giữ người vi phạm hành chính cần bố trí, thiết kế, xây dựng nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính riêng, trong đó cần có nơi tạm giữ riêng cho người chưa thành niên, phụ nữ hoặc người nước ngoài và phải có cán bộ chuyên trách quản lý, bảo vệ.
+ Đối với trường hợp tạm giữ người quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 122 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì nơi tạm giữ là khu lưu giữ tạm thời tại cơ sở cai nghiện bắt buộc của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc nhà tạm giữ, buồng tạm giữ hành chính.
+ Đối với tàu bay, tàu biển, tàu hỏa đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga thì tùy theo điều kiện và đối tượng vi phạm cụ thể, người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu quyết định nơi tạm giữ và phân công người thực hiện việc tạm giữ.
- Nghiêm cấm việc giữ người vi phạm hành chính trong các phòng tạm giữ, phòng tạm giam hình sự hoặc những nơi không bảo đảm vệ sinh, an toàn cho người bị tạm giữ.
Nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính là ở đâu?
Có phải thông báo quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính không?
Căn cứ vào Điều 23 Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định về thông báo quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính như sau:
Thông báo quyết định tạm giữ
1. Việc thông báo quyết định tạm giữ người được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 122 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp không thông báo được thì phải báo cho người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính biết và ghi rõ lý do vào Sổ theo dõi người bị tạm giữ hành chính.
2. Trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính là người nước ngoài thì người ra quyết định tạm giữ phải báo cáo ngay với thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp trên biết để thông báo cho Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại giao của nước mà người đó là công dân biết; đồng thời, phối hợp với Bộ Ngoại giao thu xếp cho đại diện của cơ quan lãnh sự hoặc đại diện cơ quan ngoại giao của nước đó thăm gặp lãnh sự nếu có yêu cầu và phối hợp xử lý các vấn đề đối ngoại khác có liên quan.
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 4 Điều 122 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:
- Theo yêu cầu của người bị tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho gia đình, tổ chức nơi làm việc hoặc học tập của họ biết. Trong trường hợp tạm giữ người chưa thành niên vi phạm hành chính vào ban đêm hoặc giữ trên 06 giờ, thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo ngay cho cha mẹ hoặc người giám hộ của họ biết.
- Trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính là người nước ngoài thì người ra quyết định tạm giữ phải báo cáo ngay với thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp trên biết để thông báo cho Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại giao của nước mà người đó là công dân biết;
- Đồng thời, phối hợp với Bộ Ngoại giao thu xếp cho đại diện của cơ quan lãnh sự hoặc đại diện cơ quan ngoại giao của nước đó thăm gặp lãnh sự nếu có yêu cầu và phối hợp xử lý các vấn đề đối ngoại khác có liên quan.
Tư trang, tài sản của người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính được xử lý như thế nào?
Căn cứ vào Điều 25 Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định về quản lý người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính như sau:
Quản lý người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
Người được giao nhiệm vụ quản lý người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính có trách nhiệm thường xuyên giám sát, bảo vệ, trông coi người bị tạm giữ.
1. Trường hợp phát hiện thấy người bị tạm giữ có thương tích, có biểu hiện về tâm lý, sức khỏe, hành vi không bình thường thì phải lập biên bản về tình trạng sức khỏe của người bị tạm giữ và báo cáo ngay với người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ để có biện pháp xử lý kịp thời.
2. Trường hợp phát hiện những tình tiết có liên quan đến vụ việc vi phạm hoặc phát hiện người bị tạm giữ cất giấu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, tang vật, phương tiện vi phạm thì phải lập biên bản về việc phát hiện những tình tiết liên quan và biên bản tạm giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đó.
3. Tư trang, tài sản của người bị tạm giữ phải được ký gửi tại nơi tạm giữ. Việc giao, nhận tư trang tài sản ký gửi phải được ghi đầy đủ, cụ thể vào Sổ theo dõi tạm giữ người theo thủ tục hành chính và phải có xác nhận của người bị tạm giữ.
4. Trường hợp tư trang, tài sản ký gửi có số lượng nhiều hoặc có giá trị lớn thì cán bộ được giao trách nhiệm quản lý phải lập biên bản ký gửi tư trang, tài sản, trong đó phải ghi đầy đủ, cụ thể số lượng, chủng loại, ký hiệu, hình thức, tình trạng đồ vật và các vấn đề khác có liên quan. Biên bản ký gửi tài sản phải được lập thành 02 bản, có chữ ký xác nhận của người bị tạm giữ, chữ ký của người nhận bảo quản tài sản và giao cho mỗi bên 01 bản.
5. Khi hết thời hạn tạm giữ hoặc người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính chuyển đi nơi khác, người bị tạm giữ được nhận lại đầy đủ tư trang, tài sản đã ký gửi. Trường hợp phát hiện tư trang, tài sản ký gửi bị mất mát, hư hỏng thì người bị tạm giữ có quyền yêu cầu cơ quan tạm giữ có trách nhiệm bồi thường theo đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, tư trang, tài sản của người bị tạm giữ phải được ký gửi tại nơi tạm giữ. Việc giao, nhận tư trang tài sản ký gửi phải được ghi đầy đủ, cụ thể vào Sổ theo dõi tạm giữ người theo thủ tục hành chính và phải có xác nhận của người bị tạm giữ.
- Trường hợp tư trang, tài sản ký gửi có số lượng nhiều hoặc có giá trị lớn thì cán bộ được giao trách nhiệm quản lý phải lập biên bản ký gửi tư trang, tài sản, trong đó phải ghi đầy đủ, cụ thể số lượng, chủng loại, ký hiệu, hình thức, tình trạng đồ vật và các vấn đề khác có liên quan. Biên bản ký gửi tài sản phải được lập thành 02 bản, có chữ ký xác nhận của người bị tạm giữ, chữ ký của người nhận bảo quản tài sản và giao cho mỗi bên 01 bản.
- Khi hết thời hạn tạm giữ hoặc người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính chuyển đi nơi khác, người bị tạm giữ được nhận lại đầy đủ tư trang, tài sản đã ký gửi. Trường hợp phát hiện tư trang, tài sản ký gửi bị mất mát, hư hỏng thì người bị tạm giữ có quyền yêu cầu cơ quan tạm giữ có trách nhiệm bồi thường theo đúng quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?