Nông nghiệp hữu cơ là gì? Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quản lý nhà nước về nông nghiệp hữu cơ là gì?
Nông nghiệp hữu cơ là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 109/2018/NĐ-CP thì nông nghiệp hữu cơ là hệ thống sản xuất bảo vệ tài nguyên đất, hệ sinh thái và sức khỏe con người, dựa vào các chu trình sinh thái, đa dạng sinh học thích ứng với điều kiện tự nhiên, không sử dụng các yếu tố gây tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái.
Nông nghiệp hữu cơ là sự kết hợp kỹ thuật truyền thống và tiến bộ khoa học để làm lợi cho môi trường chung, tạo mối quan hệ công bằng và cuộc sống cân bằng cho mọi đối tượng trong hệ sinh thái.
Nông nghiệp hữu cơ (Hình từ Internet)
Việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 109/2018/NĐ-CP về nguyên tắc sản xuất nông nghiệp hữu cơ như sau:
Nguyên tắc sản xuất nông nghiệp hữu cơ
1. Quản lý các tài nguyên (bao gồm đất, nước, không khí) theo nguyên tắc hệ thống và sinh thái trong tầm nhìn dài hạn.
2. Không dùng các vật tư là chất hóa học tổng hợp trong tất cả các giai đoạn của chuỗi sản xuất, tránh trường hợp con người và môi trường tiếp xúc với các hóa chất độc hại, giảm thiểu ô nhiễm ở nơi sản xuất và môi trường chung quanh.
3. Không sử dụng công nghệ biến đổi gen, phóng xạ và công nghệ khác có hại cho sản xuất hữu cơ.
4. Đối xử với động vật, thực vật một cách có trách nhiệm và nâng cao sức khỏe tự nhiên của chúng.
5. Sản phẩm hữu cơ phải được bên thứ ba chứng nhận theo tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về nông nghiệp hữu cơ hoặc tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài được áp dụng trong sản xuất sản phẩm hữu cơ.
Theo đó, việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ được thực hiện theo những nguyên tắc được quy định tại Điều 4 nêu trên.
Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quản lý nhà nước về nông nghiệp hữu cơ là gì?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 109/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về nông nghiệp hữu cơ như sau:
Trách nhiệm quản lý nhà nước về nông nghiệp hữu cơ
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về nông nghiệp hữu cơ có trách nhiệm:
a) Quản lý hoạt động của các tổ chức chứng nhận sản phẩm phù hợp TCVN về nông nghiệp hữu cơ; tổ chức chứng nhận được thừa nhận; cập nhật, thông báo tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài được chấp thuận;
b) Quản lý nhà nước đối với sản xuất, kinh doanh thực phẩm hữu cơ, thức ăn chăn nuôi, thủy sản hữu cơ và sản phẩm hữu cơ khác thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định;
c) Hợp tác quốc tế; đào tạo, tập huấn, thông tin, tuyên truyền; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
d) Hàng năm, tổng hợp kinh phí hỗ trợ cho các dự án do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và nhu cầu hỗ trợ cho các địa phương khó khăn trong dự toán hàng năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, gửi Bộ Tài chính xem xét, tổng hợp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
2. Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước đối với sản xuất, kinh doanh dược liệu hữu cơ, mỹ phẩm hữu cơ, thực phẩm hữu cơ thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định.
3. Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước đối với sản xuất, kinh doanh thực phẩm hữu cơ và sản phẩm hữu cơ khác thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định; thực hiện quản lý thị trường đối với sản phẩm hữu cơ theo quy định.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công Thương xây dựng, sửa đổi, công bố các TCVN về nông nghiệp hữu cơ theo quy định.
5. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm chủ trì hoặc phối hợp với các bộ, ngành thực hiện quản lý nhà nước về sản phẩm hữu cơ thuộc phạm vi quản lý.
6. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
a) Ban hành chính sách khuyến khích; phê duyệt quy hoạch, kế hoạch, dự án sản xuất hữu cơ tại địa phương;
b) Bố trí kinh phí thực hiện các chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ theo quy định tại Nghị định này tại địa phương;
c) Tổ chức thực hiện; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trên địa bàn theo quy định.
7. Các Hội, tổ chức nghề nghiệp tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cộng đồng; tham gia đào tạo, tập huấn, giám sát các hội viên sản xuất, kinh doanh sản phẩm hữu cơ theo quy định pháp luật.
Như vậy, trong quản lý nhà nước về nông nghiệp hữu cơ thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có những trách nhiệm được quy định tại khoản 1 Điều 18 nêu trên.
Trong đó có trách nhiệm quản lý hoạt động của các tổ chức chứng nhận sản phẩm phù hợp TCVN về nông nghiệp hữu cơ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?