Nộp đơn yêu cầu công nhận ly hôn thuận tình đơn ở tòa án nơi tạm trú được không? Điều kiện tách khẩu sau khi ly hôn thuận tình được quy định như thế nào?
Ly hôn thuận tình không ra tòa giải quyết việc ly hôn được không?
Căn cứ Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Thuận tình ly hôn
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Như vậy, ly hôn thuận tình không cần ra tòa khi đáp ứng các điều kiện sau:
Thứ nhất, cả vợ và chồng đều yêu cầu ly hôn, việc ly hôn là tự nguyện.
Thứ hai, hai bên đã thỏa thuận về việc chia tài sản và trách nhiệm trông nom, nuôi dưỡng con.
Thứ ba, việc thỏa thuận phải đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của vợ, con.
Khi đáp ứng cả 3 điều kiện này, vợ và chồng có thể gửi đơn yêu cầu tòa án công nhận ly hôn thuận tình mà không cần ra tòa để giải quyết vụ việc ly hôn.
Tuy nhiên, anh chị vẫn phải ra tòa để hoàn thành các thủ tục khác trong quá trình ly hôn thuận tình.
Nộp đơn yêu cầu công nhận ly hôn thuận tình đơn ở tòa án nơi tạm trú được không? (hình từ Internet)
Ly hôn thuận tình có thể nộp đơn ở tòa án nơi tạm trú được không?
Căn cứ điểm h khoản 2 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
2. Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
h) Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;
Đồng thời, theo Điều 11 Luật cư trú 2020 quy định như sau:
Nơi cư trú của công dân
1. Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú.
2. Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.
Đối chiếu 2 quy định này, các bên thuận tình ly hôn có thể nộp hồ sơ yêu cầu công nhận ly hôn thuận tình tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi một trong hai bên vợ hoặc chồng đang cư trú, làm việc. Mà nơi cư trú bao gồm nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Do đó, vợ chồng thuận tình ly hôn có thể nộp hồ sơ ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi ở hiện tại của một trong hai bên vợ chồng.
Điều kiện chuyển khẩu sau khi ly hôn thuận tình được quy định như thế nào?
Chuyển khẩu là việc một người đang có tên trong hộ khẩu này, làm thủ tục xóa tên để chuyển sang một hộ khẩu khác. Việc này thường xảy ra khi chuyển nơi thường trú.
Căn cứ khoản 1 Điều 25 Luật cư trú 2020 quy định về việc tách hộ (chuyển khẩu) như sau:
Tách hộ
1. Thành viên hộ gia đình được tách hộ để đăng ký thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; trường hợp có nhiều thành viên cùng đăng ký tách hộ để lập thành một hộ gia đình mới thì trong số các thành viên đó có ít nhất một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý, trừ trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ, chồng đã ly hôn mà vẫn được cùng sử dụng chỗ ở hợp pháp đó;
c) Nơi thường trú của hộ gia đình không thuộc trường hợp quy định tại Điều 23 của Luật này.
2. Hồ sơ tách hộ bao gồm tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho tách hộ của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.
Trường hợp tách hộ sau ly hôn quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì hồ sơ tách hộ bao gồm tờ khai thay đổi thông tin cư trú, giấy tờ, tài liệu chứng minh việc ly hôn và việc tiếp tục được sử dụng chỗ ở hợp pháp đó.
Như vậy, để có thể chuyển khẩu sau khi ly hôn thuận tình, cá nhân cần đáp ứng các điều kiện sau:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ: Là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Khả năng của các cá nhân hay tổ chức do pháp luật quy định, bằng các hành vi của chính mình thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý và tự chịu trách nhiệm về những hành vi ấy.
– Được chủ hộ đồng ý, trừ trường hợp thành viên tách hộ là vợ, chồng đã ly hôn mà vẫn được cùng sử dụng chỗ ở hợp pháp đó.
– Nơi thường trú của hộ gia đình không thuộc địa điểm không được đăng ký thường trú mới được quy định tại Điều 23 Luật cư trú 2020.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các quy định về đấu nối hệ thống thoát nước phải được thông báo cho ai? Yêu cầu đấu nối hệ thống thoát nước là gì?
- Công văn 31 về thực hiện Nghị định 178 năm 2024 giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách khi sắp xếp bộ máy?
- Chạy xe quá tải phạt bao nhiêu 2025? Thời hạn có hiệu lực của giấy phép lưu hành xe quá tải trọng?
- Mẫu Quyết định thành lập Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ là mẫu nào? Tải mẫu? Đại hội Đảng bộ được xem là hợp lệ khi nào?
- Mẫu quyết định bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần mới nhất? Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần do ai bầu?