Nộp một trong những chứng từ chứng nhận hàng hóa xuất xứ có được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA không?

Công ty tôi có nhập một lô hàng từ một công ty Châu Âu (nằm trong liên minh châu âu). Tôi muốn hỏi công ty tôi có được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA khi nộp chứng từ chứng nhận hàng hóa có xuất xứ không? Và công ty tôi cần làm C/O form EUR.1 ( có được 3 bên hay không) hay làm chứng từ tự chứng nhận xuất xứ? Mong được hỗ trợ. Xin cảm ơn.

Hàng hóa được coi là có xuất xứ khi nào?

Căn cứ quy định tại Điều 5 Thông tư 11/2020/TT-BCT thì hàng hóa có xuất xứ khi:

"Điều 5. Hàng hóa có xuất xứ
Hàng hóa được coi là có xuất xứ khi:
1. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy tại một Nước thành viên theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
2. Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy được tạo ra tại một Nước thành viên từ nguyên liệu không có xuất xứ với điều kiện nguyên liệu đó phải trải qua các công đoạn gia công hoặc chế biến đầy đủ theo quy định tại Điều 7 Thông tư này."

Nộp một trong những chứng từ chứng nhận hàng hóa xuất xứ có được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA không?

Căn cứ Điều 19 Thông tư 11/2020/TT-BCT quy định về quy định chung về cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa như sau:

"Điều 19. Quy định chung về cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa
1. Hàng hóa có xuất xứ Liên minh châu Âu nhập khẩu vào Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA khi nộp một trong những chứng từ chứng nhận xuất xứ sau:     
a) C/O được phát hành theo quy định từ Điều 20 đến Điều 23 Thông tư này.
b) Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ theo quy định tại Điều 24 Thông tư này do nhà xuất khẩu đủ điều kiện theo quy định của Liên minh châu Âu phát hành đối với lô hàng có trị giá bất kỳ; hoặc nhà xuất khẩu bất kỳ phát hành đối với lô hàng không quá 6.000 EUR (sáu ngàn ơ-rô).
c) Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ phát hành bởi nhà xuất khẩu đăng ký tại cơ sở dữ liệu điện tử phù hợp quy định của Liên minh châu Âu và đã được thông báo với Việt Nam. Thông báo có thể gồm quy định Liên minh châu Âu ngừng áp dụng điểm a và điểm b khoản này.
2. Hàng hóa có xuất xứ Việt Nam nhập khẩu vào Liên minh châu Âu được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA khi có một trong những chứng từ chứng nhận xuất xứ sau:
a) C/O được phát hành theo quy định tại Điều 4 và từ Điều 20 đến Điều 23 Thông tư này.
b) Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ theo quy định tại Điều 25 Thông tư này phát hành bởi nhà xuất khẩu có lô hàng trị giá không quá 6.000 EUR (sáu ngàn ơ-rô).
c) Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ phát hành bởi nhà xuất khẩu đủ điều kiện hoặc nhà xuất khẩu đăng ký tại cơ sở dữ liệu phù hợp quy định của Bộ Công Thương.
d) Việc tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa quy định tại điểm c khoản này thực hiện theo quy định của Bộ Công Thương và áp dụng sau khi Việt Nam thông báo tới Liên minh châu Âu.       
3. Trong trường hợp áp dụng Điều 29 Thông tư này, hàng hóa có xuất xứ được hưởng ưu đãi EVFTA mà không cần nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa quy định tại Điều này."

Như vậy, khi một trong những chứng từ chứng nhận xuất xứ như trên thì hàng hóa có xuất xứ sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA.

Nộp một trong những chứng từ chứng nhận hàng hóa xuất xứ có được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA không?

Bên nhập khẩu có cần làm C/O form EUR.1 hay chứng từ tự chứng nhận xuất xứ khi mua bán 3 bên trong hiệp định EVFTA không?

Căn cứ Điều 21 Thông tư 11/2020/TT-BCT quy định về việc cấp C/O mẫu EUR.1 như sau:

"Điều 21. Quy định về việc cấp C/O mẫu EUR.1
1. Cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu kiểm tra nội dung khai báo mô tả hàng hóa để loại trừ khả năng bổ sung thông tin gian lận.
2. Ngày cấp C/O được thể hiện tại Ô số 11.
3. C/O được cấp sớm nhất có thể kể từ ngày xuất khẩu hàng hóa (ngày tàu chạy được kê khai) và không quá ba ngày làm việc kể từ sau ngày này."

Và theo Điều 24 Thông tư 11/2020/TT-BCT quy định về tự chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu như sau:

"Điều 24. Quy định về tự chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu
1. Nhà xuất khẩu được phép tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi hàng hóa có xuất xứ từ Liên minh châu Âu và đáp ứng quy định khác của EVFTA.
2. Nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên hóa đơn, phiếu giao hàng hoặc chứng từ thương mại khác có đủ thông tin về hàng hóa, bằng cách đánh máy, đóng dấu hoặc in nội dung lời văn khai báo xuất xứ hàng hóa trên chứng từ. Nhà xuất khẩu sử dụng Mẫu lời văn khai báo xuất xứ bằng một trong các phiên bản ngôn ngữ được quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này và phù hợp với quy định pháp luật của Liên minh châu Âu. Trường hợp nhà xuất khẩu khai báo bằng cách viết tay, lời văn khai báo được viết bằng mực và chữ cái in hoa.
3. Thuật ngữ “chứng từ thương mại khác” nêu tại khoản 2 Điều này có thể là phiếu gửi hàng, hóa đơn chiếu lệ hoặc phiếu đóng gói. Chứng từ vận tải như vận tải đơn hoặc vận đơn hàng không không được coi là chứng từ thương mại khác.
4. Nội dung tự chứng nhận xuất xứ không được thực hiện trên một mẫu riêng biệt. Nội dung tự chứng nhận xuất xứ được phép thực hiện trên một trang khác của chứng từ thương mại với điều kiện nhận biết được trang đó là một phần của chứng từ thương mại.  
5. Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ phải có chữ ký viết tay của nhà xuất khẩu. Tuy nhiên, nhà xuất khẩu đủ điều kiện theo quy định Liên minh châu Âu được phép không ký tên với điều kiện nhà xuất khẩu cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu văn bản cam kết rằng nhà xuất khẩu chịu trách nhiệm toàn bộ về chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
6. Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ có thể phát hành sau khi xuất khẩu hàng hóa với điều kiện được xuất trình tại Nước thành viên nhập khẩu không muộn hơn 2 năm hoặc theo quy định của Nước thành viên nhập khẩu kể từ khi hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Nước thành viên nhập khẩu."

Như vậy, C/O form EUR.1 hay chứng từ tự chứng nhận xuất xứ thuộc về trách nhiệm của bên xuất khẩu, do đó, bên nhập khẩu không cần làm C/O form EUR.1 hay chứng từ tự chứng nhận xuất xứ khi mua bán 3 bên trong hiệp định EVFTA.

Hàng hóa Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Hàng hóa
Ưu đãi thuế quan
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trách nhiệm của bên bán là gì khi giao hàng hóa không đồng bộ? Bên bán giao hàng hóa không đồng bộ thì bên mua có thể yêu cầu đổi lô hàng khác được không?
Pháp luật
Ưu đãi thuế quan phổ cập GSP là gì? Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo GSP được miễn khi nào?
Pháp luật
Vì sao phải đăng ký mã số REX? Tổng hợp hồ sơ thương nhân đăng ký mã số REX? Tải về trọn bộ hồ sơ?
Pháp luật
Mã số REX là gì? Thương nhân muốn được hưởng ưu đãi thuế quan thì đăng ký mã số REX tại địa điểm nào?
Pháp luật
Hạn sử dụng là gì? Hạn sử dụng hàng hóa được ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm âm lịch có được không?
Pháp luật
Mẫu Biên bản nghiệm thu bàn giao hàng hóa 2024? Lưu ý khi lập Biên bản nghiệm thu bàn giao hàng hóa là gì?
Pháp luật
Hành vi tự ý tăng giá hàng hóa bị xử phạt như thế nào? Lợi dụng tình trạng khan hiếm để tăng giá bán có vi phạm pháp luật không?
Pháp luật
Hàng hóa nào được coi là có và không có khả năng gây mất an toàn? Ô tô nhà ở lưu động có phải hàng hóa có khả năng gây mất an toàn?
Pháp luật
Quy định mang hàng hóa xách tay vào Việt Nam như thế nào? Hàng hóa xách tay có phải là hàng hóa nhập lậu không?
Pháp luật
Cách ghi thành phần phụ gia trên nhãn sản phẩm thực phẩm được xác định như thế nào? Thành phần phụ gia nào không phải ghi định lượng hàng hóa?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hàng hóa
4,901 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hàng hóa Ưu đãi thuế quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hàng hóa Xem toàn bộ văn bản về Ưu đãi thuế quan

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào