Nữ công chức đang công tác trong ngành Hải quan mang thai tháng thứ 4 có được mặc thường phục dân sự không?
- Nữ công chức đang công tác trong ngành Hải quan có được mặc thường phục dân sự là váy ngắn trên đầu gối không?
- Nữ công chức đang công tác trong ngành Hải quan có được bán trang phục được cấp với người ngoài ngành Hải quan không?
- Nữ công chức đang công tác trong ngành Hải quan mang thai tháng thứ 4 có được mặc thường phục dân sự không?
Nữ công chức đang công tác trong ngành Hải quan có được mặc thường phục dân sự là váy ngắn trên đầu gối không?
Căn cứ khoản 2 Điều 16 Quy chế về việc quản lý, sử dụng trang phục trong ngành Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 1062/QĐ-TCHQ năm 2021 quy định như sau:
Quy định về mặc thường phục dân sự
Công chức, viên chức, người lao động tại điểm c, d, e, g khoản 3 Điều 2 Quy chế này khi mặc thường phục phải đảm bảo các quy định sau:
1. Mang mặc trang phục công sở, lịch sự, gọn gàng, cài đủ cúc, khóa, sử dụng quần âu dài, nữ mặc váy dài quá đầu gối, giày dép có cài quai hậu.
2. Tuyệt đối không mặc quần áo vải mỏng, sặc sỡ, quần bò, quần bó sát, áo sát nách, váy thun, váy vải mỏng, váy ngắn trên đầu gối hoặc những trang phục thiếu lịch sự khác.
Như vậy, nghiêm cấm nữ công chức đang công tác trong ngành Hải quan không mặc quần áo vải mỏng, sặc sỡ, quần bò, quần bó sát, áo sát nách, váy thun, váy vải mỏng, váy ngắn trên đầu gối hoặc những trang phục thiếu lịch sự khác.
Nữ công chức đang công tác trong ngành Hải quan (Hình từ Internet)
Nữ công chức đang công tác trong ngành Hải quan có được bán trang phục được cấp với người ngoài ngành Hải quan không?
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Quy chế về việc quản lý, sử dụng trang phục trong ngành Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 1062/QĐ-TCHQ năm 2021 quy định như sau:
Quản lý trang phục
1. Công chức, viên chức, người lao động khi được cấp trang phục phải có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn cẩn thận và sử dụng đúng mục đích, đúng quy định. Nghiêm cấm cho, mượn, đổi, bán trang phục được cấp với người ngoài ngành Hải quan.
2. Đơn vị trực tiếp quản lý công chức khi thôi việc, chuyển ngành hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc có trách nhiệm thu hồi hải quan hiệu, cấp hiệu, biển tên, phù hiệu, mũ kêpi đã cấp.
3. Công chức, viên chức, người lao động khi nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội mà trang phục được cấp chưa hết niên hạn thì không phải thu hồi, nếu đã hết thời hạn mà chưa được cấp phát thì không được cấp phát.
Theo đó, nghiêm cấm nữ công chức đang công tác trong ngành Hải quan bán trang phục được cấp với người ngoài ngành Hải quan.
Nữ công chức đang công tác trong ngành Hải quan mang thai tháng thứ 4 có được mặc thường phục dân sự không?
Căn cứ điểm e khoản 3 Điều 2 Quy chế về việc quản lý, sử dụng trang phục trong ngành Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 1062/QĐ-TCHQ năm 2021 quy định như sau:
Nguyên tắc khi mang, mặc trang phục
1. Việc sử dụng trang phục của ngành thể hiện tính văn minh, lịch sự và thống nhất trong toàn ngành, góp phần xây dựng Hải quan Việt Nam chính quy và hiện đại.
2. Việc sử dụng trang phục tại khoản 1 Điều 1 Quy chế này phải được thực hiện theo quy định. Công chức, viên chức, người lao động mặc trang phục phải đồng bộ, thống nhất, gọn gàng, sạch sẽ, cài đủ cúc, khóa. Khi mặc trang phục không đeo khăn che mặt, găng tay, khẩu trang, kính đen (trừ trường hợp được trang cấp để làm nhiệm vụ hoặc theo khuyến cáo của cơ quan có thẩm quyền), không đeo đồ trang sức gây phản cảm hoặc trái với phong tục, truyền thống văn hóa Việt Nam.
3. Công chức, viên chức, người lao động làm việc tại công sở và thi hành công vụ ngoài công sở đều phải mang, mặc trang phục của ngành theo đúng quy định trừ một số trường hợp sau đây được mặc thường phục dân sự:
a) Lực lượng kiểm soát chống buôn lậu, kiểm soát phòng chống ma túy khi triển khai nhiệm vụ trinh sát, hóa trang, đấu tranh chuyên án yêu cầu giữ bí mật.
b) Phóng viên Tạp chí Hải quan khi thực hiện các chuyên mục, phóng sự điều tra cần phải giữ bí mật để thu thập thông tin.
c) Công chức, viên chức, người lao động giao dịch, làm việc ngoài công sở với các cơ quan, đơn vị, tổ chức ngoài ngành Hải quan.
d) Công chức, viên chức, người lao động tham dự các lớp học, tập huấn, đào tạo, hội nghị không có yêu cầu phải mang, mặc trang phục của ngành.
e) Nữ công chức, viên chức, người lao động mang thai từ tháng thứ 3 trở đi đến khi sinh con được 06 tháng tuổi.
g) Công chức, viên chức, người lao động chưa được cấp trang phục theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy chế này.
4. Không sử dụng trang phục của ngành khi không thực thi nhiệm vụ, nghiêm cấm sử dụng trang phục của ngành vào mục đích cá nhân.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, nữ công chức đang công tác trong ngành Hải quan mang thai tháng thứ 4 được mặc thường phục dân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?