Nữ thành viên cơ quan đại diện lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài sẽ được hưởng những quyền lợi gì trong nhiệm kỳ công tác?
Thành viên cơ quan đại diện sẽ bao gồm những đối tượng nào theo quy định hiện nay?
Căn cứ Điều 4 Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009 quy định về thành viên cơ quan đại diện như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ quan đại diện ngoại giao là Đại sứ quán.
2. Cơ quan đại diện lãnh sự là Tổng Lãnh sự quán và Lãnh sự quán.
3. Cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế là Phái đoàn thường trực, Phái đoàn, Phái đoàn quan sát viên thường trực và cơ quan có tên gọi khác thực hiện chức năng đại diện của Nhà nước Việt Nam tại tổ chức quốc tế liên chính phủ.
4. Khu vực lãnh sự là bộ phận lãnh thổ của quốc gia tiếp nhận được nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận thỏa thuận để cơ quan đại diện lãnh sự thực hiện chức năng lãnh sự.
5. Thành viên cơ quan đại diện bao gồm người đứng đầu cơ quan đại diện, viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự và nhân viên cơ quan đại diện.
6. Viên chức ngoại giao là người đảm nhiệm chức vụ ngoại giao.
7. Viên chức lãnh sự là người đảm nhiệm chức vụ lãnh sự.
8. Lãnh sự danh dự là viên chức lãnh sự không chuyên nghiệp và không phải là cán bộ, công chức, viên chức Việt Nam, bao gồm Tổng Lãnh sự danh dự và Lãnh sự danh dự.
9. Nhân viên cơ quan đại diện là người đảm nhận công việc hành chính, kỹ thuật hoặc phục vụ.
Như vậy, thành viên cơ quan đại diện bao gồm người đứng đầu cơ quan đại diện, viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự và nhân viên cơ quan đại diện.
Nữ thành viên cơ quan đại diện lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài sẽ được hưởng những quyền lợi gì trong nhiệm kỳ công tác? (Hình từ Internet)
Nữ thành viên cơ quan đại diện lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài sẽ được hưởng những quyền lợi gì trong nhiệm kỳ công tác?
Căn cứ Điều 26 Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009 (sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài sửa đổi 2017) quy định về chế độ dành cho thành viên cơ quan đại diện như sau:
Chế độ dành cho thành viên cơ quan đại diện, vợ hoặc chồng và con chưa thành niên đi theo thành viên cơ quan đại diện
1. Thành viên cơ quan đại diện, vợ hoặc chồng được cử đi công tác nhiệm kỳ cùng với thành viên cơ quan đại diện trong thời gian công tác tại cơ quan đại diện được hưởng:
a) Chế độ lương, phụ cấp, trợ cấp; chế độ nhà ở; chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và chế độ nghỉ hàng năm theo quy định của pháp luật;
b) Trợ cấp trong trường hợp bị thương hoặc chết;
c) Trợ cấp và chế độ ưu đãi trong trường hợp công tác tại khu vực đang xảy ra xung đột vũ trang, thảm họa do thiên tai, dịch bệnh, hoặc trong điều kiện công tác đặc biệt khó khăn.
d) Bảo đảm chi phí đi lại trong trường hợp cha, mẹ hoặc cha, mẹ của vợ (chồng) hoặc vợ, chồng, con của thành viên cơ quan đại diện chết.
2. Nữ thành viên cơ quan đại diện hoặc vợ của thành viên cơ quan đại diện được cử đi công tác nhiệm kỳ cùng với thành viên cơ quan đại diện, khi sinh con được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật. Thời gian nghỉ sinh con của nữ thành viên cơ quan đại diện được tính vào nhiệm kỳ công tác.
Theo quy định trên thì nữ thành viên cơ quan đại diện lãnh sự trong thời gian công tác thì sẽ được hưởng một số quyền lợi như :
(1) Chế độ lương, phụ cấp, trợ cấp; chế độ nhà ở; chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và chế độ nghỉ hàng năm theo quy định của pháp luật;
(2) Trợ cấp trong trường hợp bị thương hoặc chết;
(3) Trợ cấp và chế độ ưu đãi trong trường hợp công tác tại khu vực đang xảy ra xung đột vũ trang, thảm họa do thiên tai, dịch bệnh, hoặc trong điều kiện công tác đặc biệt khó khăn.
(4) Bảo đảm chi phí đi lại trong trường hợp cha, mẹ hoặc cha, mẹ của vợ (chồng) hoặc vợ, chồng, con của thành viên cơ quan đại diện chết.
(5) Hưởng chế độ thai sản theo quy định pháp luật khi sinh con. Thời gian nghỉ sinh con của nữ thành viên cơ quan đại diện được tính vào nhiệm kỳ công tác.
Thành viên cơ quan đại diện lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài có nhiệm kỳ công tác là bao nhiêu năm?
Căn cứ Điều 27 Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009 quy định về nhiệm kỳ công tác của thành viên cơ quan đại diện như sau:
Nhiệm kỳ công tác
1. Nhiệm kỳ công tác của thành viên cơ quan đại diện là 36 tháng và có thể được kéo dài trong trường hợp cần thiết theo quy định tại khoản 7 Điều 32 của Luật này.
2. Trong thời hạn 3 tháng kể từ khi kết thúc nhiệm kỳ công tác về nước, thành viên cơ quan đại diện, vợ hoặc chồng được cử đi công tác nhiệm kỳ cùng với thành viên cơ quan đại diện là cán bộ, công chức, viên chức chưa đến tuổi nghỉ hưu được tiếp nhận và bố trí làm việc trở lại tại cơ quan, tổ chức trước khi đi công tác nhiệm kỳ.
Theo đó, nhiệm kỳ công tác của thành viên cơ quan đại diện lãnh sự là 36 tháng (03 năm) và có thể được kéo dài trong trường hợp cần thiết.
Trong thời hạn 3 tháng kể từ khi kết thúc nhiệm kỳ công tác về nước, thành viên cơ quan đại diện nếu chưa đến tuổi nghỉ hưu thi sẽ được tiếp nhận và bố trí làm việc trở lại tại cơ quan, tổ chức trước khi đi công tác nhiệm kỳ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quyết định thành lập Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ là mẫu nào? Tải mẫu? Đại hội Đảng bộ được xem là hợp lệ khi nào?
- Mẫu quyết định bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần mới nhất? Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần do ai bầu?
- Kịch bản điều hành Đại hội chi bộ có cấp ủy? Tải về Kịch bản điều hành Đại hội chi bộ có cấp ủy?
- Bài viết chào mừng ngày 9 1 kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống học sinh sinh viên? Ngày 9 1 1950 là ngày gì?
- Gờ giảm tốc là gì? Gờ giảm tốc có tác dụng gì? Khu vực đường ngang không có người gác có bố trí gờ giảm tốc không?