Nước cốt dừa là gì? Hộp chứa nước cốt dừa phải đảm bảo độ đầy như thế nào thì mới đạt tiêu chuẩn?
Nước cốt dừa là gì?
Sản phẩm nước cốt dừa được quy định tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11412:2016 (CODEX STAN 240-2003) về Sản phẩm dừa dạng lỏng - Nước cốt dừa và cream dừa như sau:
Mô tả
2.1 Định nghĩa sản phẩm
Nước cốt dừa và cream dừa là sản phẩm:
a) được chuẩn bị bằng cách:
i) sử dụng cùi dừa tươi (cơm dừa) của quả dừa (Cocos nucifera L.), nguyên quả, đã bỏ lớp màng nâu, xay nhỏ, ngâm hoặc nghiền nhỏ và được ép, lọc để loại bỏ hết xơ và bã, có hoặc không có nước dừa và/hoặc bổ sung nước; hoặc
ii) hoàn nguyên bột cream dừa với nước uống được; hoặc
iii) hòa phần cùi dừa khô đã nghiền mịn trong nước uống được; hoặc
iv) kết hợp i) với iii) ở trên.
b) được xử lý nhiệt, theo cách thức phù hợp, trước hoặc sau khi làm kín hộp, để tránh bị hư hỏng.
...
Theo tiêu chuẩn trên thì nước cốt dừa là sản phẩm được tạo nên từ cùi dừa tươi (cơm dừa) của quả dừa (Cocos nucifera L.), nguyên quả, đã bỏ lớp màng nâu, xay nhỏ, ngâm hoặc nghiền nhỏ và được ép, lọc để loại bỏ hết xơ và bã, có hoặc không có nước dừa và/hoặc bổ sung nước;
Bên cạnh đó, nước cốt dừa còn được tạo nên từ hoàn nguyên bột cream dừa với nước uống được; hoặc hòa phần cùi dừa khô đã nghiền mịn trong nước uống được.
Người ra cũng có thể kết hợp các thành phần nguyên liệu đã nêu trên một cách phù hơp để tạo nên sản phẩm nước cốt dừa
Lưu ý: sản phẩm được xử lý nhiệt, theo cách thức phù hợp, trước hoặc sau khi làm kín hộp, để tránh bị hư hỏng.
Nước cốt dừa là gì? Hộp chứa nước cốt dừa phải đảm bảo độ đầy như thế nào thì mới đạt tiêu chuẩn? (Hình từ Internet)
Nước cốt dừa có những dạng sản phẩm như thế nào?
Các dạng sản phẩm nước cốt dừa được quy định tại tiểu mục 2.2 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11412:2016 (CODEX STAN 240-2003) về Sản phẩm dừa dạng lỏng - Nước cốt dừa và cream dừa như sau:
Mô tả
...
2.2 Các dạng sản phẩm
2.2.1 Nước cốt dừa ít béo
Nước cốt dừa ít béo là sản phẩm thu được từ việc ly tâm nước cốt dừa hoặc bằng cách pha loãng tiếp nước cốt dừa và đáp ứng các quy định trong Điều 3 của tiêu chuẩn này.
2.2.2 Nước cốt dừa
Nước cốt dừa là nhũ tương loãng của cùi dừa (cơm dừa) được nghiền trong nước có chất rắn hòa tan và chất rắn lơ lửng, đáp ứng các quy định trong Điều 3 của tiêu chuẩn này.
2.2.3 Cream dừa
Cream dừa là nhũ tương được chiết từ phần cùi dừa đã già có hoặc không bổ sung nước dừa/nước và đáp ứng các quy định trong Điều 3 của tiêu chuẩn này.
2.2.4 Cream dừa cô đặc
Cream dừa cô đặc là sản phẩm thu được sau khi loại bỏ một phần nước ra khỏi cream dừa và đáp ứng các quy định trong Điều 3 của tiêu chuẩn này.
...
Theo đó, nước cốt dừa có 02 dạng sản phầm là nước cốt dừa ít béo và nước cốt dừa:
(1) Nước cốt dừa ít béo
Nước cốt dừa ít béo là sản phẩm thu được từ việc ly tâm nước cốt dừa hoặc bằng cách pha loãng tiếp nước cốt dừa và đáp ứng các quy định tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11412:2016 (CODEX STAN 240-2003) về Sản phẩm dừa dạng lỏng - Nước cốt dừa và cream dừa.
(2) Nước cốt dừa
Nước cốt dừa là nhũ tương loãng của cùi dừa (cơm dừa) được nghiền trong nước có chất rắn hòa tan và chất rắn lơ lửng, đáp ứng các quy định tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11412:2016 (CODEX STAN 240-2003) về Sản phẩm dừa dạng lỏng - Nước cốt dừa và cream dừa.
Hộp chứa nước cốt dừa phải đảm bảo độ đầy như thế nào thì mới đạt tiêu chuẩn?
Độ đầy của hộp chứa nước cốt dừa được quy định tại tiểu mục 7.1 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11412:2016 (CODEX STAN 240-2003) về Sản phẩm dừa dạng lỏng - Nước cốt dừa và cream dừa như sau:
Khối lượng và các phép đo
7.1 Độ đầy của hộp
7.1.1 Độ đầy tối thiểu
7.1.1.1 Hộp phải được nạp đầy sản phẩm, chiếm không nhỏ hơn 90 % dung tích nước của hộp, được hàn kín. Dung tích nước của hộp là dung tích nước cất ở 20 °C khi hộp được nạp đầy và ghép kín.
7.1.1.2 Hộp chứa bằng chất dẻo phải được đổ càng đầy càng tốt theo thực tế thương mại.
7.1.2 Xác định hộp “khuyết tật”
Hộp không đáp ứng được yêu cầu mức đầy tối thiểu quy định ở 7.1.1 sẽ bị coi là hộp “khuyết tật”.
7.1.3 Chấp nhận lô hàng
Lô hàng được coi là đáp ứng được yêu cầu ở 7.1.1 khi số lượng hộp “khuyết tật” xác định trong 7.1.2 không vượt quá số chấp nhận (c) của phương án lấy mẫu thích hợp với AQL bằng 6,5.
...
Như vậy, hộp chứa nước cốt dừa phải đảm bảo nạp đầy sản phẩm, chiếm không nhỏ hơn 90 % dung tích nước của hộp, được hàn kín.
Dung tích nước của hộp là dung tích nước cất ở 20 °C khi hộp được nạp đầy và ghép kín.
Hộp chứa nước cốt dừa phải được làm bằng bằng chất dẻo phải được đổ càng đầy càng tốt theo thực tế thương mại.
Lưu ý: Trường hợp hộp chứa không đảm bảo được độ đầy theo tiêu chuẩn vừa nêu thì sẽ bị coi là hộp “khuyết tật”.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?