Nước quả cô đặc là gì? Những loại phụ gia thực phẩm nào được phép sử dụng trong việc sản xuất nước quả cô đặc?
Nước quả cô đặc là gì?
Nước quả cô đặc được quy định tiết 2.1.2 tiểu mục 2.1 Mục 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7946:2008 (CODEX STAN 247:2005) về nước quả và nectar như sau:
Mô tả
2.1. Định nghĩa sản phẩm
...
2.1.2. Nước quả cô đặc
Nước quả cô đặc là sản phẩm phù hợp với thuật ngữ nêu trong 2.1.1, đã loại bỏ một lượng nước vừa đủ bằng biện pháp vật lý để làm tăng độ Brix đến giá trị ít nhất là 50 % cao hơn giá trị Brix đã được thiết lập đối với nước quả hoàn nguyên từ cùng một loại quả, như trong Phụ lục. Trong quá trình sản xuất nước quả cô đặc, sử dụng biện pháp thích hợp và có thể kết hợp đồng thời với khuếch tán tế bào hoặc thịt quả bằng nước miễn là các chất rắn của quả có thể chiết được bằng nước được cho vào nước quả ban đầu trước khi tiến hành cô đặc.
Nước quả cô đặc có thể khôi phục lại1 được chất thơm và các thành phần hương dễ bay hơi từ cùng một loại quả, bằng các biện pháp vật lý thích hợp. Có thể được bổ sung thịt quả và tế bào2 từ cùng một loại quả bằng biện pháp vật lý thích hợp.
...
Theo đó, nước quả cô đặc là sản phẩm nước quả đã loại bỏ một lượng nước vừa đủ bằng biện pháp vật lý để làm tăng độ Brix đến giá trị ít nhất là 50 % cao hơn giá trị Brix đã được thiết lập đối với nước quả hoàn nguyên từ cùng một loại quả.
Trong quá trình sản xuất nước quả cô đặc, sử dụng biện pháp thích hợp và có thể kết hợp đồng thời với khuếch tán tế bào hoặc thịt quả bằng nước miễn là các chất rắn của quả có thể chiết được bằng nước được cho vào nước quả ban đầu trước khi tiến hành cô đặc.
Nước quả cô đặc có thể khôi phục lại được chất thơm và các thành phần hương dễ bay hơi từ cùng một loại quả, bằng các biện pháp vật lý thích hợp. Có thể được bổ sung thịt quả và tế bào2 từ cùng một loại quả bằng biện pháp vật lý thích hợp.
Lưu ý: nước quả được được quy định tại tiết 2.1.1 tiểu mục 2.1 Mục 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7946:2008 (CODEX STAN 247:2005) về nước quả và nectar (CODEX STAN 247:2005) là là dịch lỏng chưa bị lên men nhưng có thể lên men thu được từ phần ăn được của quả, còn lành lặn, có độ chín thích hợp và quả tươi hay quả được bảo quản trong điều kiện thích hợp kể cả phương pháp xử lý bề mặt sau thu hoạch được áp dụng theo các điều khoản thích hợp hiện hành.
Nước quả cô đặc (Hình từ Internet)
Những loại phụ gia thực phẩm nào được phép sử dụng trong việc sản xuất nước quả cô đặc?
Phụ gia thực phẩm được quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7946:2008 (CODEX STAN 247:2005) về nước quả và nectar như sau:
Phụ gia thực phẩm
Phụ gia thực phẩm được liệt kê trong Bảng 1 và Bảng 2 của Tiêu chuẩn chung về Phụ gia thực phẩm trong Các nhóm thực phẩm 14.1.2.1 (Nước quả), 14.1.2.3 (Nước quả cô đặc), 14.1.3.1 (Nectar quả) và 14.1.3.3 (Nectar quả cô đặc) có thể được sử dụng trong các loại thực phẩm thuộc đối tượng của tiêu chuẩn này.
Theo đó, phụ gia thực phẩm được liệt kê trong Bảng 1 và Bảng 2 của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5660:2010 (CODEX STAN 192-1995, Rev.10-2009) về Tiêu chuẩn chung đối với phụ gia thực phẩm trong nhóm thực phẩm 14.1.2.3 (Nước quả cô đặc) có thể được sử dụng cho nước quả cô đặc.
Tên sản phẩm nước quả cô đặc trên bao bì thành phẩm phải được ghi như thế nào?
Tên sản phẩm nước quả cô đặc được quy định tại tiết 8.1.1 tiểu mục 8.1 Mục 8 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7946:2008 (CODEX STAN 247:2005) về nước quả và nectar như sau:
Ghi nhãn
Ngoài việc ghi nhãn theo TCVN 7087:2008 (CODEX STAN 1-2005) Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn, cần áp dụng các quy định sau đây:
8.1. Bao bì dùng cho thành phẩm
8.1.1. Tên sản phẩm
Tên của sản phẩm phải là tên của quả được sử dụng như mô tả trong 2.2. Tên quả phải được ghi vào phần tên sản phẩm để trống được đề cập dưới mục này. Các tên này chỉ có thể được sử dụng nếu sản phẩm phù hợp với việc mô tả trong 2.1 hoặc phù hợp với các mục khác của tiêu chuẩn này.
8.1.1.1. Nước quả được nêu trong 2.1.1
Tên của sản phẩm là “nước …” hay “nước quả …” (chỗ để trống là tên của loài quả)
8.1.1.2. Nước quả cô đặc được nêu trong 2.1.2
Tên của sản phẩm là “nước… cô đặc” hay “sản phẩm cô đặc từ quả …” (chỗ để trống là tên của loài quả)
8.1.1.3. Nước quả trích ly được nêu trong 2.1.3
Tên của sản phẩm là “nước … trích ly” hay “nước trích ly từ quả …” (chỗ để trống là tên của loài quả)
8.1.1.4. Puree quả được nêu trong 2.1.4
Tên của sản phẩm là “… puree” hoặc “puree của …” (chỗ để trống là tên của loài quả)
...
Theo đó, tên của sản phẩm nước quả cô đặc phải là tên của quả được sử dụng để sản xuất nước quả cô đặc.
Tên của sản phẩm là “nước… cô đặc” hay “sản phẩm cô đặc từ quả …” (chỗ để trống là tên của loài quả)
Các tên này chỉ có thể được sử dụng nếu sản phẩm phù hợp với việc mô tả trong tiểu mục 2.1 Mục 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7946:2008 (CODEX STAN 247:2005) về nước quả và nectar hoặc phù hợp với các mục khác của tiêu chuẩn này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không?
- Biện pháp kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi truyền thống nhập khẩu? Nội dung kiểm tra gồm những gì?
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?
- Kịch bản tổng kết chi hội phụ nữ cuối năm 2024 ngắn gọn? Tổng kết công tác Hội phụ nữ năm 2024 ngắn gọn?
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?