Nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt chịu thuế GTGT bao nhiêu? Thời điểm xác định thuế GTGT?
Nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt chịu thuế giá trị gia tăng bao nhiêu?
Mức thuế suất 5% áp dụng đối với nhóm hàng hóa, dịch vụ được quy định tại Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC, khoản 1 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC, được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 43/2021/TT-BTC và một số khoản Điều này bị bãi bỏ bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC) như sau:
Thuế suất 5%
1. Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt, không bao gồm các loại nước uống đóng chai, đóng bình và các loại nước giải khát khác thuộc đối tượng áp dụng mức thuế suất 10%.
2. Quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng bao gồm:
a) Quặng để sản xuất phân bón là các quặng làm nguyên liệu để sản xuất phân bón như quặng Apatít dùng để sản xuất phân lân, đất bùn làm phân vi sinh;
b) Thuốc phòng trừ sâu bệnh bao gồm thuốc bảo vệ thực vật theo Danh mục thuốc bảo vệ thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh khác;
c) Các chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng.
...
Bên cạnh đó, theo hướng dẫn tại Công văn 72571/CTHN-TTHT năm 2023 về thuế suất thuế giá trị gia tăng như sau:
- Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng.
...
Căn cứ các quy định trên, nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt thuộc đối tượng chịu thuế suất thuế GTGT 5% theo quy tại Khoản 1, Điều 10, Thông tư số 219/2013/TT-BTC và không thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT theo nghị định Nghị định 44/2023/NĐ-CP. Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt chịu thuế bảo vệ môi trường thì giá tính thuế GTGT đối với nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt là giá bán đã có thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế GTGT theo quy định tại khoản 1, Điều 7, Thông tư số 219/2013/TT-BTC.
...
Căn cứ các quy định nêu trên, nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt chịu thuế GTGT với thuế suất 5%. Mặt khác, nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt cũng không thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP.
Lưu ý:
+ Nước sạch phục vụ sản xuất sinh hoạt không bao gồm các loại nước uống đóng chai, đóng bình và các loại nước giải khát khác thuộc đối tượng áp dụng mức thuế suất 10%.
+ Trường hợp nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt chịu thuế bảo vệ môi trường thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã có thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế GTGT.
Nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt chịu thuế GTGT bao nhiêu? Thời điểm xác định thuế GTGT? (Hình từ Internet)
Thời điểm tính thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động cung cấp nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt là khi nào?
Thời điểm xác định thuế GTGT đối với hoạt động cung cấp nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt được căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư 219/2013/TT-BTC như sau:
Thời điểm xác định thuế GTGT
..
3. Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạch là ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ để ghi trên hóa đơn tính tiền.
....
Như vậy, thời điểm tính thuế GTGT đối với hoạt động cung cấp nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt là ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ để ghi trên hóa đơn tính tiền.
Ai là người nộp thuế GTGT đối với hoạt động cung cấp nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt?
Người nộp thuế GTGT đối với hoạt động cung cấp nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định 209/2013/NĐ-CP như sau:
- Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế GTGT.
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT quy định tại điểm b khoản 3 Điều 2 Nghị định 209/2013/NĐ-CP, cụ thể:
"b) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam, bao gồm các trường hợp: Sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị (bao gồm cả vật tư, phụ tùng thay thế); quảng cáo, tiếp thị; xúc tiến đầu tư và thương mại; môi giới bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; đào tạo; chia cước dịch vụ bưu chính, viễn thông quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?