Nuôi tôm thẻ chân trắng có được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp không? Địa bàn nào được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp?
- Nuôi tôm thẻ chân trắng có được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp không?
- Hồ sơ đề nghị phê duyệt đối với nuôi tôm thẻ chân trắng được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp gồm các tài liệu nào?
- Địa bàn nào được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp đối với nuôi tôm thẻ chân trắng?
- Cá nhân nuôi tôm thẻ chân trắng bị dịch bệnh thì được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp không?
Nuôi tôm thẻ chân trắng có được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp không?
Nuôi tôm thẻ chân trắng có được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp không, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Quyết định 13/2022/QĐ-TTg như sau:
Đối tượng bảo hiểm được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp
1. Cây trồng: Lúa, cao su, hồ tiêu, điều, cà phê.
2. Vật nuôi: Trâu, bò, lợn.
3. Nuôi trồng thủy sản: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra.
Theo quy định trên thì nuôi trồng thủy sản: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra là đối tượng bảo hiểm được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp
Do đó, thì nuôi tôm thẻ chân trắng thuộc đối tượng được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp.
Nuôi tôm thẻ chân trắng có được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp không? Địa bàn nào được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị phê duyệt đối với nuôi tôm thẻ chân trắng được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp gồm các tài liệu nào?
Hồ sơ đề nghị phê duyệt đối với nuôi tôm thẻ chân trắng được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp gồm các tài liệu được quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 58/2018/NĐ-CP như sau:
- Đơn đề nghị xem xét, phê duyệt đối tượng được hỗ trợ;
- Bản kê khai về cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản;
- Tài liệu chứng minh thuộc đối tượng được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp đối với trường hợp đối tượng được hỗ trợ là tổ chức sản xuất nông nghiệp.
Địa bàn nào được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp đối với nuôi tôm thẻ chân trắng?
Địa bàn nào được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp đối với nuôi tôm thẻ chân trắng, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Quyết định 13/2022/QĐ-TTg như sau:
Địa bàn được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp
1. Đối với cây trồng:
a) Đối với cây lúa, tại các tỉnh: Thái Bình, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, An Giang, Đồng Tháp.
b) Đối với cây cao su, tại các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Thuận, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai.
c) Đối với cây cà phê, tại các tỉnh: Sơn La, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước.
d) Đối với cây hồ tiêu, tại các tỉnh: Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.
đ) Đối với cây điều, tại các tỉnh: Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Thuận, Bình Phước, Đồng Nai.
2. Đối với vật nuôi:
a) Đối với trâu, bò, tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Hà Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương.
b) Đối với lợn, tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Đắk Lắk, Đồng Nai.
3. Đối với tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, tại các tỉnh: Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc địa bàn quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này tổ chức lựa chọn địa bàn được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về bảo hiểm nông nghiệp.
Như vậy, theo quy định trên thì địa bàn nuôi tôm thẻ chân trắng được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp gồm: Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
Cá nhân nuôi tôm thẻ chân trắng bị dịch bệnh thì được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp không?
Cá nhân nuôi tôm thẻ chân trắng bị dịch bệnh thì được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp không, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Quyết định 13/2022/QĐ-TTg như sau:
Rủi ro được bảo hiểm được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp
…
2. Rủi ro được bảo hiểm được hỗ trợ đối với trâu, bò, lợn
a) Thiên tai bao gồm: Bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần. Thiên tai phải được công bố hoặc xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b) Dịch bệnh bao gồm: Bệnh lở mồm long móng, tai xanh ở lợn (hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn), nhiệt thán, xoắn khuẩn. Dịch bệnh phải được công bố hoặc xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Rủi ro được bảo hiểm được hỗ trợ đối với tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra
a) Thiên tai bao gồm: Bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, mưa đá, động đất, sóng thần. Thiên tai phải được công bố hoặc xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b) Dịch bệnh: Không hỗ trợ cho các rủi ro dịch bệnh đối với tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra.
Như vậy, theo quy định trên thì cá nhân nuôi tôm thẻ chân trắng bị dịch bệnh không được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?