Nuôi trồng thủy sản nước ngọt trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào? Học xong ngành này thì phải có được tối thiểu những kiến thức nào?
- Nuôi trồng thủy sản nước ngọt trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào?
- Sau khi tốt nghiệp ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kiến thức nào?
- Người học ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?
Nuôi trồng thủy sản nước ngọt trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Phần 10 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và thú y (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 52/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Giới thiệu chung về ngành, nghề
Nuôi trồng thủy sản nước ngọt trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc nhằm sản xuất ra con giống và sản phẩm thủy sản đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ cho đời sống của con người và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Nghề Nuôi trồng thủy sản nước ngọt có phạm vi hoạt động rộng ở các vùng nước ngọt nội địa. Các công việc của nghề chủ yếu thực hiện trong các trạm, trại sản xuất, các doanh nghiệp, khu bảo tồn ĐVTS nước ngọt, bao gồm sản xuất giống, nuôi thương phẩm và lưu giữ nguồn giống một số ĐVTS nước ngọt có giá trị kinh tế; quản lý môi trường nước nuôi thủy sản; phòng và trị một số bệnh thường gặp trên ĐVTS nước ngọt. Ngoài ra, người học nghề Nuôi trồng thủy sản nước ngọt có thể làm việc tại các trung tâm khuyến nông, cơ quan quản lý nhà nước, kinh doanh dịch vụ vật tư và sản phẩm thủy sản nước ngọt.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1800 giờ (tương đương 65 tín chỉ).
Như vậy, nuôi trồng thủy sản nước ngọt trình độ cao đẳng là ngành nghề thực hiện các công việc nhằm sản xuất ra con giống và sản phẩm thủy sản đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ cho đời sống của con người và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt (Hình từ Internet)
Sau khi tốt nghiệp ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kiến thức nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục A Phần 9 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 52/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kiến thức
- Mô tả được đặc điểm sinh học của một số loài ĐVTS nước ngọt có giá trị kinh tế; nêu vai trò, đặc điểm nhận dạng một số thủy sinh vật trong thủy vực nước ngọt;
- Trình bày được đặc điểm và phân tích vai trò, ứng dụng của vi sinh vật trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt;
- Trình bày và giải thích được quy trình công nghệ sản xuất và nuôi thương phẩm một số đối tượng cá nước ngọt có giá trị kinh tế;
- Trình bày và giải thích được quy trình công nghệ sản xuất và nuôi thương phẩm một số đối tượng thủy đặc sản nước ngọt;
- Trình bày và giải thích được quy trình công nghệ nuôi cá cảnh;
- Trình bày và giải thích được quy trình công nghệ ương giống và nuôi thương phẩm cá nước lạnh;
- Mô tả được phương pháp xác định một số chỉ tiêu môi trường nước; phân tích, đánh giá được biện pháp quản lý một số yếu tố môi trường trong nuôi thủy sản nước ngọt;
- Trình bày được phương pháp chuẩn bị và sử dụng thức ăn trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt;
- Mô tả được phương pháp vận chuyển động vật thủy sản nước ngọt; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến động vật thủy sản trong quá trình vận chuyển;
- Trình bày được biện pháp phòng bệnh tổng hợp, phương pháp chẩn đoán bệnh ĐVTS; phân tích, đánh giá biện pháp trị một số bệnh thường gặp ở động vật thủy sản nước ngọt;
- Trình bày và phân tích được nguyên tắc sử dụng các loại chế phẩm sinh học, thuốc, hóa chất, thiết bị, dụng cụ trong phòng thí nghiệm và các trang thiết bị chuyên dùng trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt;
- Trình bày được lý thuyết giao tiếp, kỹ năng giao tiếp, các yếu tố tâm lý ảnh hưởng trong giao tiếp với khách hàng;
- Trình bày được biện pháp đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động trong nuôi trồng thủy sản;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất, tin học theo quy định.
Như vậy, sau khi tốt nghiệp ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kiến thức như trên.
Người học ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 6 Mục A Phần 9 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 52/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Nuôi trồng thủy sản nước ngọt, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.
Theo đó, người học ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?
- Tải về mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng? Thu nhập một tháng bao nhiêu được coi là gia đình thuộc hộ nghèo?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi Thông tư 02 2022 quy định đến ngành đào tạo trình độ đại học thạc sĩ tiến sĩ?
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?