Ổ dịch tại cộng đồng là gì? Trình tự điều tra ổ dịch tại cộng đồng được thực hiện theo bao nhiêu bước?
Ổ dịch tại cộng đồng là gì?
Ổ dịch tại cộng đồng được giải thích tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 17/2019/TT-BYT như sau:
1. Ổ dịch tại cộng đồng là nơi (thôn, tổ dân phố hoặc tương đương) xuất hiện trường hợp bệnh truyền nhiễm xác định hoặc các trường hợp bệnh lâm sàng và tác nhân gây bệnh, trung gian truyền bệnh trong khoảng thời gian tương đương thời gian ủ bệnh trung bình của bệnh đó.
2. Ổ dịch tại cơ sở khám, chữa bệnh được xác định khi cơ sở khám, chữa bệnh có trường hợp bệnh bị lây nhiễm trong khoảng thời gian tương đương thời gian ủ bệnh trung bình của bệnh đó.
3. Ổ chứa là nơi tác nhân gây bệnh truyền nhiễm có thể tồn tại và phát triển.
4. Dấu hiệu cảnh báo là thông tin ban đầu về bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm, các nguy cơ gây bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm hoặc các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
5. Sự kiện là dấu hiệu cảnh báo đã được xác minh là có nguy cơ gây bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm hoặc có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Như vậy, theo quy định trên thì ổ dịch tại cộng đồng là nơi (thôn, tổ dân phố hoặc tương đương) xuất hiện trường hợp bệnh truyền nhiễm xác định hoặc các trường hợp bệnh lâm sàng và tác nhân gây bệnh, trung gian truyền bệnh trong khoảng thời gian tương đương thời gian ủ bệnh trung bình của bệnh đó.
Ổ dịch tại cộng đồng là gì? (Hình từ Internet)
Trình tự điều tra ổ dịch tại cộng đồng được thực hiện theo bao nhiêu bước?
Trình tự điều tra ổ dịch tại cộng đồng được thực hiện theo bao nhiêu bước, thì theo quy định tại Điều 9 Thông tư 17/2019/TT-BYT như sau:
Các bước điều tra ổ dịch, dịch bệnh truyền nhiễm
Trình tự các bước điều tra ổ dịch, dịch bệnh truyền nhiễm có thể linh hoạt tùy theo tính chất ổ dịch, dịch bệnh truyền nhiễm, bao gồm:
1. Chuẩn bị điều tra ổ dịch, dịch bệnh truyền nhiễm.
2. Xác minh chẩn đoán.
3. Khẳng định sự tồn tại của ổ dịch, dịch bệnh truyền nhiễm.
4. Định nghĩa trường hợp bệnh, căn cứ tiêu chuẩn chẩn đoán về lâm sàng, dịch tễ và xét nghiệm để xác định người mắc bệnh, người bị nghi ngờ mắc bệnh và trường hợp mắc bệnh đầu tiên.
5. Tiến hành mô tả ổ dịch theo 3 yếu tố thời gian, địa điểm và con người.
6. Xây dựng giả thuyết về ổ dịch, dịch, nguồn lây và tác nhân, phương thức, đường lây truyền, yếu tố trung gian truyền bệnh hoặc véc tơ, sự phơi nhiễm, các yếu tố nguy cơ.
7. Đánh giá và kiểm định giả thuyết.
8. Hoàn thiện giả thuyết và thực hiện nghiên cứu bổ sung.
9. Đề xuất các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát.
10. Thông báo kết quả điều tra ổ dịch, dịch bệnh truyền nhiễm.
Như vậy, theo quy định trên thì trình tự điều tra ổ dịch tại cộng đồng có thể linh hoạt tùy theo tính chất ổ dịch được thực hiện theo các bước được quy định như trên.
Để xử lý ổ dịch tại cộng đồng thì có các biện pháp nào?
Để xử lý ổ dịch tại cộng đồng thì có các biện pháp được quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 17/2019/TT-BYT như sau:
Xử lý ổ dịch, dịch bệnh truyền nhiễm
Khi có ổ dịch, dịch bệnh truyền nhiễm, các đơn vị chịu trách nhiệm đáp ứng trên địa bàn quản lý hành chính được phân công xây dựng kế hoạch phòng chống dịch, chuẩn bị và tiến hành xử lý ổ dịch, dịch bệnh truyền nhiễm như sau:
1. Chuẩn bị xử lý ổ dịch, dịch bệnh truyền nhiễm
a) Nhân lực;
b) Đề xuất hỗ trợ phòng, chống dịch (nếu cần): xác định tuyến sẽ hỗ trợ, cơ sở, phương thức, thời gian, nội dung hỗ trợ của tuyến trên và liên ngành;
c) Thuốc, vắc xin, hoá chất, sinh phẩm, vật tư thu thập đóng gói, bảo quản và vận chuyển mẫu bệnh phẩm, trang thiết bị xử lý ổ dịch, dịch bệnh truyền nhiễm; trang thiết bị cấp cứu và các dụng cụ y tế khác;
d) Chuẩn bị điều kiện đảm bảo phòng lây nhiễm cho nhân viên y tế, cán bộ tham gia phòng, chống dịch và người tiếp xúc;
đ) Dự toán kinh phí cho điều tra và các hoạt động xử lý ổ dịch, dịch bệnh truyền nhiễm.
2. Hoạt động xử lý ổ dịch, dịch bệnh truyền nhiễm
Dựa trên kết quả điều tra ổ dịch, dịch bệnh truyền nhiễm để lựa chọn các biện pháp xử lý dịch, ổ dịch sau:
a) Xử lý nguồn bệnh: thu dung, điều trị và quản lý các trường hợp mắc bệnh; cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế; điều trị người lành mang mầm bệnh truyền nhiễm; xử lý chất thải của người, động vật, các nguồn truyền nhiễm khác;
b) Xử lý đường truyền bệnh: thực hiện các biện pháp phòng chống trung gian truyền bệnh; vệ sinh môi trường, khử trùng tẩy uế khu vực có ổ dịch, dịch;
c) Bảo vệ người lành tại cộng đồng và người phơi nhiễm tại bệnh viện: vệ sinh, trang bị bảo vệ cá nhân; bảo đảm an toàn thực phẩm; điều trị dự phòng và tăng cường sức đề kháng của cơ thể; tiêm vắc xin phòng bệnh; truyền thông nguy cơ và truyền thông giáo dục sức khoẻ cộng đồng;
d) Áp dụng các biện pháp phòng chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch theo quy định hiện hành;
đ) Điều tra dịch tễ và xử lý các trường hợp tử vong do bệnh truyền nhiễm.
Như vậy, theo quy định trên thì dựa trên kết quả điều tra ổ dịch tại cộng đồng để lựa chọn các biện pháp xử lý ổ dịch như sau:
- Xử lý nguồn bệnh: thu dung, điều trị và quản lý các trường hợp mắc bệnh; cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế; điều trị người lành mang mầm bệnh truyền nhiễm; xử lý chất thải của người, động vật, các nguồn truyền nhiễm khác;
- Xử lý đường truyền bệnh: thực hiện các biện pháp phòng chống trung gian truyền bệnh; vệ sinh môi trường, khử trùng tẩy uế khu vực có ổ dịch, dịch;
- Bảo vệ người lành tại cộng đồng và người phơi nhiễm tại bệnh viện: vệ sinh, trang bị bảo vệ cá nhân; bảo đảm an toàn thực phẩm; điều trị dự phòng và tăng cường sức đề kháng của cơ thể; tiêm vắc xin phòng bệnh; truyền thông nguy cơ và truyền thông giáo dục sức khoẻ cộng đồng;
- Áp dụng các biện pháp phòng chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch theo quy định hiện hành;
- Điều tra dịch tễ và xử lý các trường hợp tử vong do bệnh truyền nhiễm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tai nạn giao thông là gì? Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?