Ổn định đời sống dân cư sống trong vùng đệm bên trong khu rừng đặc dụng được hiểu như thế nào theo quy định?
- Ổn định đời sống dân cư sống trong vùng đệm bên trong khu rừng đặc dụng được hiểu như thế nào?
- Chương trình, dự án đầu tư phát triển vùng đệm bên trong khu rừng đặc dụng bao gồm những nội dung nào?
- Thành lập khu rừng đặc dụng dựa trên nguyên tắc nào?
- Hồ sơ thành lập khu rừng đặc dụng bao gồm những giấy tờ gì?
Ổn định đời sống dân cư sống trong vùng đệm bên trong khu rừng đặc dụng được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 16 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Ổn định đời sống dân cư sống trong rừng đặc dụng và vùng đệm của rừng đặc dụng
1. Xác định vùng đệm
a) Vùng đệm bên trong khu rừng đặc dụng: khu vực đang có cộng đồng dân cư, cụm dân cư sinh sống ổn định trước khi thành lập khu rừng đặc dụng, không có điều kiện di dân tái định cư ra khỏi khu rừng đặc dụng; có quy hoạch ổn định dân cư lâu dài tại chỗ phù hợp với quy hoạch của khu rừng đặc dụng; diện tích vùng đệm bên trong được xác định trên cơ sở hiện trạng về đất, mặt nước sử dụng thực tế của cộng đồng dân cư, canh tác ổn định trước khi thành lập khu rừng đặc dụng;
...
Theo đó, ổn định đời sống dân cư sống trong vùng đệm bên trong khu rừng đặc dụng được hiểu như sau:
Khu vực đang có cộng đồng dân cư, cụm dân cư sinh sống ổn định trước khi thành lập khu rừng đặc dụng, không có điều kiện di dân tái định cư ra khỏi khu rừng đặc dụng; có quy hoạch ổn định dân cư lâu dài tại chỗ phù hợp với quy hoạch của khu rừng đặc dụng; diện tích vùng đệm bên trong được xác định trên cơ sở hiện trạng về đất, mặt nước sử dụng thực tế của cộng đồng dân cư, canh tác ổn định trước khi thành lập khu rừng đặc dụng.
Vùng đệm bên trong khu rừng đặc dụng (Hình từ Internet)
Chương trình, dự án đầu tư phát triển vùng đệm bên trong khu rừng đặc dụng bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 16 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Ổn định đời sống dân cư sống trong rừng đặc dụng và vùng đệm của rừng đặc dụng
...
2. Nội dung chương trình, dự án đầu tư phát triển vùng đệm
a) Đánh giá điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế xã hội, hiện trạng tài nguyên rừng, sử dụng đất, mặt nước;
b) Tổ chức các biện pháp bảo vệ rừng, bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học;
c) Hỗ trợ cộng đồng dân cư vùng đệm về sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp có hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường và phù hợp với tập quán địa phương;
d) Tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức pháp luật bảo vệ rừng, bảo tồn hệ sinh thái và đa dạng sinh học;
đ) Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội để giảm áp lực lên công tác bảo tồn trong khu rừng đặc dụng theo chính sách đầu tư và cơ chế tài chính cho hệ thống rừng đặc dụng theo quy định;
e) Xác định nhu cầu vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư;
g) Tổ chức quản lý vùng đệm, trong đó quy định cụ thể nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã, thôn, cộng đồng dân cư vùng đệm và Ban quản lý khu rừng đặc dụng trong việc thực hiện dự án đầu tư vùng đệm.
...
Như vậy, chương trình, dự án đầu tư phát triển vùng đệm bên trong khu rừng đặc dụng bao gồm những nội dung nêu trên.
Thành lập khu rừng đặc dụng dựa trên nguyên tắc nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Thành lập khu rừng đặc dụng
1. Nguyên tắc thành lập khu rừng đặc dụng
a) Có dự án thành lập khu rừng đặc dụng phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia, không thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học;
b) Đáp ứng các tiêu chí đối với từng loại rừng đặc dụng theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này.
...
Theo đó, thành lập khu rừng đặc dụng dựa trên nguyên tắc sau:
- Có dự án thành lập khu rừng đặc dụng phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia, không thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8 Nghị định 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học;
- Đáp ứng các tiêu chí đối với từng loại rừng đặc dụng theo quy định tại Điều 6 Nghị định 156/2018/NĐ-CP.
Hồ sơ thành lập khu rừng đặc dụng bao gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Thành lập khu rừng đặc dụng
...
3. Hồ sơ thành lập khu rừng đặc dụng bao gồm:
a) Tờ trình thành lập khu rừng đặc dụng (bản chính);
b) Dự án thành lập khu rừng đặc dụng (bản chính);
c) Bản đồ hiện trạng khu rừng đặc dụng (bản chính) tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 theo hệ quy chiếu VN2000 tùy theo quy mô diện tích của khu rừng đặc dụng;
d) Tổng hợp ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan;
đ) Kết quả thẩm định.
...
Như vậy, hồ sơ thành lập khu rừng đặc dụng bao gồm những giấy tờ sau:
- Tờ trình thành lập khu rừng đặc dụng (bản chính);
- Dự án thành lập khu rừng đặc dụng (bản chính);
- Bản đồ hiện trạng khu rừng đặc dụng (bản chính) tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 theo hệ quy chiếu VN2000 tùy theo quy mô diện tích của khu rừng đặc dụng;
- Tổng hợp ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan;
- Kết quả thẩm định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?