Ông Hoàng bảy là ai? Ngày lễ đền Ông Hoàng bảy là ngày nào? Lễ đền Ông Hoàng bảy có được xem là lễ hội tín ngưỡng?
Ông Hoàng bảy là ai? Ngày lễ đền Ông Hoàng bảy là ngày nào? Cách sẵm lễ cúng Ông hoàng bảy đầy đủ nhất?
Ông Hoàng bảy là ai?
Ông Hoàng Bảy, hay còn gọi là Quan Hoàng Bảy Bảo Hà, là một trong những vị thánh thuộc hệ thống Tứ Phủ Thánh Hoàng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Ông nổi tiếng là vị thánh cai quản vùng biên giới, bảo hộ bảo hộ gia đạo, giúp trừ tà, giải hạn, mang lại bình an cho gia đình.
Quan Hoàng Bảy nổi tiếng là người có sức mạnh thần thông, giúp đỡ những người cầu tài, cầu lộc, và phù trợ cho những ai có lòng thành trong việc kinh doanh, làm ăn. Chính vì thế, lễ cúng Quan Hoàng Bảy không chỉ là để tạ ơn ông mà còn để cầu mong sự bình an, phát đạt trong cuộc sống.
Ngày lễ đền Ông Hoàng bảy là ngày nào?
Ngày 17 tháng 7 âm lịch đây được xem là ngày giỗ Quan Hoàng Bảy ngày lễ hội lớn nhất tại đền Bảo Hà.
Theo quan niệm dân gian của Việt Nam thì đầu năm đi lễ Ông Hoàng bảy thì cuối năm phải đi tạ lễ. Vì vậy, người dân sau khi đi lễ đền Ông Hoàng Bảy sẽ quay lại tạ lễ vào dịp cuối năm.
Cách sẵm lễ cúng Ông hoàng bảy đầy đủ nhất?
Sắm lễ đền Ông Hoàng Bảy có thể là lễ mặn hoặc lễ chay, không có quy định cụ thể về việc phải sắm lễ lớn hay nhỏ, quan trọng nhất vẫn là lòng thành tâm. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn các lễ vật có màu sắc tím chàm hoặc xanh lam, là màu áo mà Ông Hoàng Bảy mặc khi xuất hiện.
- Dưới đây là một số gợi ý khi sắm lễ xin lộc Ông Hoàng Bảy:
Lễ mặn: Gồm xôi và thịt (thịt gà trống nguyên con hoặc khoanh giò lụa).
Lễ chay: Hoa quả, rượu, chè, thuốc lá, trầu cau là các vật phẩm bắt buộc phải có. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sắm thêm bánh kẹo (kẹo lạc, oản), hương, vàng lá, nến, tiền trần, giấy sớ cầu tài cầu lộc, sớ cầu phúc riêng, sớ cầu công danh,…
Tùy theo điều kiện của bạn mà sắm lễ. Ông chứng tâm không chứng lễ.
Sau một năm xin lộc từ Ông hoặc sau những chuyến kinh doanh gặp nhiều may mắn, bạn nên thành tâm sắm lễ tạ Ông Hoàng Bảy. Ông Hoàng Bảy là vị thần rất linh thiêng nên việc xin lộc và tạ lễ Ông phải thực hiện chu đáo.
- Thông thường, sắm lễ tạ bao gồm những lễ vật sau:
- Lễ mặn: Xôi, gà luộc (gà trống nguyên con)
- Lễ chay: Hoa tươi, quả ngon, rượu, bia, thuốc lá, trà, nước ngọt, nước khoáng, bánh, kẹo lạc, oản, ít vàng lá, hương, nến, tiền trần, cau trầu. Có thể sắm thêm 1000 vàng Tứ Phủ, 1000 vàng tím, sớ tạ lễ ông hoặc những ai có điều kiện hơn có thể sắm thêm một cỗ ngựa tím cùng với minh nghi quần, áo, hia, mũ đầy đủ.
Do đó, lễ tạ Ông Hoàng Bảy quan trọng nhất là lễ vật dâng tạ Ông phải xuất phát từ lòng thành của người tạ lễ, có thể ít hoặc nhiều, nhưng tâm thành mới là điều cần thiết nhất.
Lưu ý: Thông tin "Ông Hoàng bảy là ai? Ngày lễ đền Ông Hoàng bảy là ngày nào? Cách sẵm lễ cúng Ông hoàng bảy đầy đủ nhất?" Chỉ mang tính chất tham khảo!
Việc lễ đền Ông Hoàng bảy có được xem là lễ hội tín ngưỡng không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
2. Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
3. Lễ hội tín ngưỡng là hoạt động tín ngưỡng tập thể được tổ chức theo lễ nghi truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của cộng đồng.
4. Cơ sở tín ngưỡng là nơi thực hiện hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng như đình, đền, miếu, nhà thờ dòng họ và những cơ sở tương tự khác.
...
Theo đó, lễ hội tín ngưỡng được xem là hoạt động tín ngưỡng tập thể được tổ chức theo lễ nghi truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của cộng đồng.
Do đó, việc lễ đền Ông hoàng bảy có thể xem là lễ hội tín ngưỡng.
Xem thêm: Văn khấn Ông Hoàng bảy? Văn khấn Ông Hoàng bảy ngắn gọn?
Ông Hoàng bảy là ai? Những ngày lễ đền Ông Hoàng bảy gồm ngày nào? Lễ đền Ông Hoàng bảy có được xem là lễ hội tín ngưỡng? (Hình từ Internet)
Hoạt động lễ đền Ông Hoàng bảy cần phải đảm bảo yêu cầu gì?
Căn cứ theo Điều 10 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có quy định như sau:
Nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng
1. Hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
2. Việc tổ chức hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tiết kiệm, bảo vệ môi trường.
Theo đó, hoạt động lễ đền Ông Hoàng bảy cần phải bảo đảm yêu cầu sau đây:
- Hoạt động lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tiết kiệm, bảo vệ môi trường.
Công dân tham gia lễ hội có quyền gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội
1. Người tham gia lễ hội có các quyền sau
a) Thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng;
b) Thể hiện mong muốn Điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước;
c) Được giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.
2. Người tham gia lễ hội có các trách nhiệm sau
a) Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
b) Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
...
Như vậy, công dân tham gia lễ hội sẽ có các quyền sau đây:
- Thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng;
- Thể hiện mong muốn Điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước;
- Được giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trợ giúp pháp lý là gì? Trợ giúp pháp lý có phải là trách nhiệm của Nhà nước không? Người được trợ giúp pháp lý gồm?
- Yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với một số hoạt động chuyển giao nước thải đặc thù theo Nghị định 05/2025 ra sao?
- Top 6 mẫu viết đoạn văn tả về bố của em lớp 4 điểm cao? Yêu cầu cần đạt về năng lực văn học đối với học sinh lớp 4?
- Về hưu bao nhiêu năm thì không còn xét danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú được nữa? Quyền lợi của người được tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú là gì?
- Nồng độ mol là gì? Công thức tính nồng độ mol? Học sinh lớp 8 cần đạt yêu cầu gì khi học phần phản ứng hoá học?