OTP là gì? Đu OTP là gì? 'Đu OTP' trên mạng xã hội thế nào cho phù hợp với Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội?
Trong cộng đồng người hâm mộ trên mạng xã hội: OTP là gì? Đu OTP là gì?
OTP là gì?
OTP là cụm từ viết tắt từ “One True Pairing”, dùng để nói về sự kết hợp, chỉ mối quan hệ lãng mạn hư cấu giữa hai người nổi tiếng (thường là các nghệ sĩ, diễn viên hoặc những người có tầm ảnh hưởng) do người hâm mộ tạo ra.
Có thể hiểu một cách đơn giản, OTP chính là cặp đôi được fan yêu thích và ủng hộ; có nghĩa tương tự như từ "ship" (đẩy thuyền).
Trái nghĩa với OTP là NOTP (Not OTP), có nghĩa là không muốn cặp nào đó thành đôi.
Đu OTP là gì?
Đu OTP có thể được hiểu là việc theo dõi, ủng hộ sự hòa hợp trong mối quan hệ giữa hai nhân vật được yêu thích trong một tác phẩm nào đó. Đây là cách mà người hâm mộ thể hiện sự thích thú và hâm mộ đến cặp đôi mà họ ưa thích.
Lưu ý Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
OTP là gì? 'Đu OTP' trên mạng xã hội thế nào cho phù hợp với Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội? (Hình từ Internet)
"Đu OTP" trên mạng xã hội thế nào cho phù hợp với Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội?
Căn cứ tại Điều 4 Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Quyết định 874/QĐ-BTTTT năm 2021, cụ thể như sau:
Thì cá nhân khi đu OTP trên mạng xã hội cần lưu ý những vấn đề, quy tắc sau đây để tuân thủ một cách nghiêm túc Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội:
(1) Tìm hiểu và tuân thủ các điều khoản hướng dẫn sử dụng của nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội trước khi đăng ký, tham gia mạng xã hội.
(2) Nên sử dụng họ, tên thật cá nhân và đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ để xác thực tên hiệu, địa chỉ trang mạng, đầu mối liên lạc khi tham gia, sử dụng mạng xã hội.
(3) Thực hiện biện pháp tự quản lý, bảo mật tài khoản mạng xã hội và nhanh chóng thông báo tới các cơ quan chức năng, nhà cung cấp dịch vụ khi tài khoản cá nhân bị mất quyền kiểm soát, bị giả mạo, lợi dụng và sử dụng vào mục đích không lành mạnh, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
(4) Chia sẻ những thông tin có nguồn chính thống, đáng tin cậy.
(5) Có các hành vi, ứng xử phù hợp với những giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam; không sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực, phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo.
(6) Không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mĩ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép... gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.
(7) Khuyến khích sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, quảng bá về đất nước - con người, văn hóa tốt đẹp của Việt Nam, chia sẻ thông tin tích cực, những tấm gương người tốt, việc tốt.
(8) Vận động người thân trong gia đình, bạn bè, những người xung quanh tham gia giáo dục, bảo vệ trẻ em, trẻ vị thành niên sử dụng mạng xã hội một cách an toàn, lành mạnh.
Ngoài ra, cần tuân thủ 04 Quy tắc ứng xử chung được quy định tại Điều 3 Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Quyết định 874/QĐ-BTTTT năm 2021, cụ thể:
(1) Quy tắc Tôn trọng, tuân thủ pháp luật: Tuân thủ pháp luật Việt Nam, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
(2) Quy tắc Lành mạnh: Hành vi, ứng xử trên mạng xã hội phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
(3) Quy tắc An toàn, bảo mật thông tin: Tuân thủ các quy định và hướng dẫn về bảo vệ an toàn và bảo mật thông tin.
(4) Quy tắc Trách nhiệm: Chịu trách nhiệm về các hành vi, ứng xử trên mạng xã hội; phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý hành vi, nội dung thông tin vi phạm pháp luật.
Công dân có quyền tự do ngôn luận và được Nhà nước tôn trọng, bảo vệ đúng không?
Căn cứ tại Điều 14 Hiến pháp 2013 thì:
Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Đồng thời, theo Điều 25 Hiến pháp 2013 Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.
Theo đó, Công dân có quyền tự do ngôn luận và quyền này được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
Lưu ý: Theo Điều 15 Hiến pháp 2013 thì:
(1) Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.
(2) Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.
(3) Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.
(4) Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?