Phá hủy công trình bảo vệ môi trường ở khu vực khai thác khoáng sản khi giấy phép khai thác khoáng sản đã chấm dứt hiệu lực thì cá nhân bị phạt bao nhiêu tiền?
- Khu vực khai thác khoáng sản là gì?
- Phá hủy công trình bảo vệ môi trường ở khu vực khai thác khoáng sản khi giấy phép khai thác khoáng sản đã chấm dứt hiệu lực thì cá nhân bị phạt bao nhiêu tiền?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người phá hủy công trình bảo vệ môi trường ở khu vực khai thác khoáng sản khi giấy phép khai thác khoáng sản đã chấm dứt hiệu lực là bao lâu?
Khu vực khai thác khoáng sản là gì?
Khu vực khai thác khoáng sản được giải thích tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 36/2020/NĐ-CP như sau:
Khu vực khai thác khoáng sản là khoảng không gian nằm trong biên giới kết thúc khai thác của mỏ được xác định trong Dự án đầu tư/Báo cáo kinh tế kỹ thuật khai thác khoáng sản phù hợp với trữ lượng khoáng sản được phép đưa vào thiết kế khai thác thuộc phạm vi ranh giới tọa độ, diện tích, độ sâu ghi trong Giấy phép khai thác khoáng sản.
Khu vực khai thác khoáng sản (Hình từ Internet)
Phá hủy công trình bảo vệ môi trường ở khu vực khai thác khoáng sản khi giấy phép khai thác khoáng sản đã chấm dứt hiệu lực thì cá nhân bị phạt bao nhiêu tiền?
Phá hủy công trình bảo vệ môi trường ở khu vực khai thác khoáng sản khi giấy phép khai thác khoáng sản đã chấm dứt hiệu lực thì bị phạt theo khoản 5 Điều 49 Nghị định 36/2020/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về đóng cửa mỏ khoáng sản
...
5. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi tháo dỡ, phá hủy các công trình, thiết bị bảo đảm an toàn mỏ, bảo vệ môi trường ở khu vực khai thác khoáng sản khi giấy phép khai thác khoáng sản đã chấm dứt hiệu lực.
...
Và theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 36/2020/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP như sau:
Áp dụng mức phạt tiền trong xử phạt hành chính
1. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt đối với hộ kinh doanh; chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi, thời hạn được doanh nghiệp ủy quyền áp dụng như đối với mức phạt của cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức (kể cả chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của doanh nghiệp) gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
2. Thẩm quyền phạt tiền của những người được quy định tại các Điều 63, 64, 65, 66, 67 và Điều 68 Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền mức tối đa áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; đối với tổ chức, thẩm quyền phạt tiền mức tối đa gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
3. Đối với trường hợp khai thác khoáng sản không có giấy phép thuộc hành lang bảo vệ công trình kết cấu hạ tầng thì ngoài áp dụng mức phạt theo quy định tại Nghị định này thì còn xem xét áp dụng xử phạt theo pháp luật chuyên ngành.
Như vậy, phá hủy công trình bảo vệ môi trường ở khu vực khai thác khoáng sản khi giấy phép khai thác khoáng sản đã chấm dứt hiệu lực bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với cá nhân.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người phá hủy công trình bảo vệ môi trường ở khu vực khai thác khoáng sản khi giấy phép khai thác khoáng sản đã chấm dứt hiệu lực là bao lâu?
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người phá hủy công trình bảo vệ môi trường ở khu vực khai thác khoáng sản khi giấy phép khai thác khoáng sản đã chấm dứt hiệu lực được quy định tại Điều 5b Nghị định 36/2020/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, các hành vi vi phạm đã kết thúc, các hành vi vi phạm đang thực hiện trong lĩnh vực khoáng sản
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, các hành vi vi phạm được xác định là đã kết thúc và thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm, các hành vi vi phạm đang được thực hiện trong lĩnh vực khoáng sản được quy định như sau:
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản là 02 năm.
2. Các hành vi vi phạm được xác định là đã kết thúc và thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm như sau:
a) Hành vi không thông báo về kế hoạch thăm dò quy định tại khoản 1 Điều 31; không thông báo hoặc không đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ hoặc ngày bắt đầu khai thác, hành vi liên quan đến thăm dò nâng cấp trữ lượng, tài nguyên quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 36 Nghị định này; hành vi không thông báo kế hoạch quy định khoản 5 Điều 36 Nghị định này; hành vi không gửi báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền cấp phép khai thác nếu tạm ngừng khai thác từ 01 năm trở lên; hành vi không đăng ký hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều 53 Nghị định này; thời điểm chấm dứt hành vi là thời điểm bắt đầu thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò, thăm dò nâng cấp, xây dựng cơ bản, khai thác hoặc tiếp tục khai thác trở lại;
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người phá hủy công trình bảo vệ môi trường ở khu vực khai thác khoáng sản khi giấy phép khai thác khoáng sản đã chấm dứt hiệu lực là 02 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?