Phải đảm bảo không gian hạn chế đạt hàm lượng oxy trong không khí là bao nhiêu để đảm bảo an toàn cho người lao động?

Cho tôi hỏi trước khi người lao động vào làm việc trong không gian hạn chế thì người sử dụng lao động cần đảm bảo hàm lượng oxy bên trong đạt từ bao nhiêu phần trăm để đảm bảo an toàn khi làm việc? Quá trình kiểm đo, kiểm tra hàm lượng oxy có được thực hiện thường xuyên trong quá trình làm việc không? Câu hỏi của anh Tiến từ Kiên Lương

Phải đảm bảo không gian hạn chế đạt hàm lượng oxy trong không khí là bao nhiêu phần trăm để đảm bảo an toàn cho người lao động?

Theo tiểu mục 4.1 Mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 29/2018/TT-BLĐTBXH quy định về hàm lượng oxy trong không gian hạn chế như sau:

Các quy định khác
4.1. Giới hạn cho phép của không khí trong không gian hạn chế
- Lượng oxy trong không khí chiếm từ 19,5% đến 23,5% tính theo thể tích.
- Hàm lượng của các loại khí dễ cháy trong không gian hạn chế phải ít hơn 10% của giới hạn nổ dưới (Lower Explosive Limit) của khí dễ cháy.
- Hàm lượng của từng chất độc hại trong không khí trong không gian hạn chế không được vượt quá ngưỡng tiếp xúc cho phép.
...

Bên cạnh đó, tại tiết 1.3.2 tiểu mục 1.3 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 29/2018/TT-BLĐTBXH quy định về những yếu tố nguy hiểm trong không gian hạn chế như sau:

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
...
1.3. Giải thích từ ngữ
...
1.3.2. Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong không gian hạn chế là những yếu tố có thể gây ra chết người, thương tích, mệt mỏi, suy nhược, bệnh nghề nghiệp (cấp tính hoặc mãn tính) cho con người nếu vào bên trong không gian hạn chế đó, bao gồm:
- Hàm lượng oxy trong không khí không đủ để cung cấp cho người vào làm việc bên trong (nhỏ hơn 19,5% so với thể tích bên trong không gian hạn chế);
- Không khí có chứa chất độc hoặc chất nguy hiểm có thể xâm nhập qua hệ hô hấp của con người (chất độc và chất nguy hiểm ở dạng khí, hơi hoặc bụi);
- Hóa chất có khả năng gây ra phơi nhiễm hóa chất do tiếp xúc qua da;
- Các chất dễ cháy nổ có thể tồn tại ở dạng rắn, lỏng, bụi, hơi hoặc khí nếu gặp nguồn nhiệt có thể gây cháy, nổ;
- Các dòng vật chất không mong muốn từ bên ngoài (rắn, bột, lỏng, khí, hơi) chảy vào không gian hạn chế nơi có người đang ở bên trong, do biện pháp ngăn cách, cô lập không đảm bảo;
- Tiếng ồn vượt quá ngưỡng cho phép;
- Các bộ phận chuyển động và các vật có thể rơi gây va đập, thương tích cho người bên trong không gian hạn chế;
- Bức xạ tử ngoại;
- Bức xạ tia X;
- Bức xạ ion hóa;
- Các phần tử mang điện, nguồn điện thiếu kiểm soát dẫn đến điện giật;
- Khả năng nhìn của người lao động bị hạn chế;
- Biến dạng không gian gây mất an toàn;
- Vi sinh vật có hại.
...

Theo đó, trước khi người lao động vào làm việc trong không gian hạn chế thì người sử dụng lao động cần phải bao đảm hàm lượng oxy bên trong không gian chiếm từ 19,5% đến 23,5% tính theo thể tích.

Ngoài hàm lượng oxy ra thì người sử dụng cũng cần bảo đảm về các hạn lượng sau trong không gian hạn chế:

- Hàm lượng của các loại khí dễ cháy trong không gian hạn chế phải ít hơn 10% của giới hạn nổ dưới (Lower Explosive Limit) của khí dễ cháy.

- Hàm lượng của từng chất độc hại trong không khí trong không gian hạn chế không được vượt quá ngưỡng tiếp xúc cho phép.

Phải đảm bảo không gian hạn chế đạt hàm lượng oxy trong không khí là bao nhiêu để đảm bảo an toàn cho người lao động?

Phải đảm bảo không gian hạn chế đạt hàm lượng oxy trong không khí là bao nhiêu để đảm bảo an toàn cho người lao động? (Hình từ Internet)

Việc đo hàm lượng oxy trong không gian làm việc hạn chế có phải cần tiến hành thường xuyên trong quá trình người lao động làm việc hay không?

Theo tiểu mục 1.3 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 29/2018/TT-BLĐTBXH quy định về người đo, kiểm tra khí trong không gian hạn chế như sau:

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
...
1.3. Giải thích từ ngữ
...
1.3.3. Người giám sát, chỉ huy thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế là người được người sử dụng lao động ủy quyền quản lý người lao động thực hiện công việc liên quan tới không gian hạn chế (sau đây gọi là người giám sát, chỉ huy).
1.3.4. Người cấp phép là người được người sử dụng dung lao động bổ nhiệm để thực hiện trách nhiệm cấp giấy phép thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế (hoặc một loại giấy tờ có giá trị tương đương). Người cấp phép phải là người có trình độ, kinh nghiệm an toàn, vệ sinh lao động về dây truyền sản xuất, máy, thiết bị tại cơ sở sản xuất, nơi có các không gian hạn chế.
1.3.5. Người vào trong không gian hạn chế: là người được phép đi vào làm việc trực tiếp hoặc giám sát công việc trong không gian hạn chế.
1.3.6. Người canh gác không gian hạn chế: là người được phân công nhiệm vụ đứng bên ngoài và gần lối ra vào của không gian hạn chế để theo dõi, giám sát, giúp đỡ người vào trong không gian hạn chế.
1.3.7. Người đo, kiểm tra khí trong không gian hạn chế: là người được phép tiến hành đo, kiểm tra hàm lượng khí Oxy, các loại khí độc, khí cháy nổ trong không gian hạn chế để đảm bảo các khí đó trong giới hạn an toàn trước và trong quá trình người lao động vào làm việc trong không gian hạn chế đó.
...

Theo quy định thì người đo, kiểm tra khí trong không gian hạn chế là người được phép tiến hành đo, kiểm tra hàm lượng khí Oxy, các loại khí độc, khí cháy nổ trong không gian hạn chế để đảm bảo các khí đó trong giới hạn an toàn trước và trong quá trình người lao động vào làm việc trong không gian hạn chế đó.

Như vậy, việc đo hành lượng oxy trong không khí sẽ được thực hiện trước và cả trong quá trình người lao động vào làm việc trong không gian hạn chế.

Người đo, kiểm tra khí trong không gian hạn chế có những trách nhiệm gì cần thực hiện?

Theo tiết 2.1.6 tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 29/2018/TT-BLĐTBXH thì người đo, kiểm tra khí trong không gian hạn chế có những trách nhiệm sau:

- Sử dụng phương tiện đo theo đúng quy định của Luật Đo lường.

- Có trách nhiệm kiểm tra thiết bị đo, kiểm tra khí để đảm bảo tính chính xác của kết quả đo.

- Thực hiện việc đo, kiểm tra khí theo đúng quy trình an toàn, vệ sinh lao động cơ sở.

- Ghi rõ thời gian, kết quả và ký xác nhận kết quả đo, kiểm tra khí bên trong không gian hạn chế vào phiếu ghi kết quả đo khí và thông báo kết quả đo khí cho người cấp phép và người giám sát, chỉ huy.

- Báo cáo với người chịu trách nhiệm tại cơ sở nếu phát hiện kết quả đo khí không nằm trong giới hạn an toàn hoặc có nguy cơ, xu hướng vượt ra khỏi giới hạn an toàn.

Không gian hạn chế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trong không gian hạn chế, nếu chưa được cấp phép chấp thuận bởi người có trách nhiệm, những ai mới được vào làm việc trong khu vực này?
Pháp luật
QCVN 34:2018/BLĐTBXH Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế ra sao?
Pháp luật
Phải đảm bảo không gian hạn chế đạt hàm lượng oxy trong không khí là bao nhiêu để đảm bảo an toàn cho người lao động?
Pháp luật
Trong không gian hạn chế thì cần phải đảm bảo các điều kiện kiện làm việc như thế nào cho người lao động?
Pháp luật
Để đảm bảo an toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế thì người sử dụng lao động có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Những người vào làm việc trong không gian hạn chế theo quy định có yêu cầu phải có giấy phép thì mới được vào hay không?
Pháp luật
Các yếu tố nguy hiểm, có hại khi làm việc trong không gian hạn chế bao gồm các yếu tố nào? Khi vào làm việc và ra khỏi không gian hạn chế phải đảm bảo tuân thủ những gì?
Pháp luật
Các đặc điểm quy định về không gian hạn chế cần đáp ứng những điều kiện nào? Giấy phép vào không gian hạn chế phải có những nội dung gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Không gian hạn chế
15,674 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Không gian hạn chế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Không gian hạn chế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào