Phải luôn giữ trang phục y tế sạch đẹp đúng không? Trang phục cụ thể của những người hoạt động trong ngành y tế được quy định như thế nào?

Anh thấy những người hoạt động trong ngành y tế mặc trang phục rất chỉnh tề và sạch đẹp. Cho anh hỏi là trang phục cụ thể của những người hoạt động trong ngành y tế được quy định như thế nào? (ví dụ như bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, hộ lý, bác sĩ phẩu thuật,..) Có cần phải luôn giữ trang phục y tế sạch đẹp không? - Câu hỏi của anh Anh Duy đến từ Đồng Tháp.

Trang phục của những người hoạt động trong ngành y tế được quy định như thế nào?

Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 45/2015/TT-BYT quy định về trang phục của bác sĩ như sau:

Trang phục của bác sĩ
1. Áo:
a) Màu sắc: Màu trắng;
b) Kiểu dáng: Áo blouse cổ bẻ Danton, cài cúc giữa, dài tay hoặc ngắn tay, chiều dài áo ngang gối, phía trước có 3 túi, có khuy cài biển tên trên ngực trái, phía sau xẻ giữa tới ngang mông.
2. Quần:
a) Màu sắc: Màu trắng;
b) Kiểu dáng: Quần âu hai ly, 2 túi chéo, quần nam có 1 túi sau.
3. Mũ:
Màu sắc: Theo màu sắc của áo.

Trang phục của điều dưỡng viên, hộ sinh viên, y sỹ được quy định tại Điều 5 Thông tư 45/2015/TT-BYT như sau:

Trang phục của điều dưỡng viên, hộ sinh viên, y sỹ
1. Áo:
a) Màu sắc: Màu trắng;
b) Kiểu dáng:
- Áo cổ 2 ve, cài cúc giữa, dài tay hoặc ngắn tay, chiều dài áo ngang mông, phía trước có 2 túi, có khuy cài biển tên trên ngực trái;
- Túi áo, tay áo và cổ áo có viền xanh dương, viền rộng 0,5 cm.
2. Quần:
a) Màu sắc: Màu trắng;
b) Kiểu dáng: Quần âu hai ly, 2 túi chéo, quần nam có 1 túi sau.
3. Áo liền váy: Ngoài trang phục áo, quần quy định tại các khoản 1, 2 Điều này, điều dưỡng viên, hộ sinh viên nữ còn có thể được trang bị áo liền váy.
a) Màu sắc: Màu trắng;
b) Kiểu dáng:
- Áo liền váy cổ 2 ve, dài tay hoặc ngắn tay, chiều dài váy quá gối 5 cm đến 10cm, phía trước có 3 túi, có khuy cài biển tên trên ngực trái.
- Túi áo liền váy, tay áo liền váy và cổ áo liền váy có viền xanh dương, kích thước viền rộng 0,5 cm.
4. Mũ:
Màu sắc: Theo màu sắc của áo hoặc áo liền váy.

Trang phục của dược sĩ được quy định tại Điều 7 Thông tư 45/2015/TT-BYT:

Trang phục của dược sĩ
1. Áo:
a) Màu sắc: Màu trắng;
b) Kiểu dáng: Áo blouse, cổ 2 ve, cài cúc giữa, dài tay hoặc ngắn tay, chiều dài áo ngang gối, phía trước có 3 túi, có khuy cài biển tên trên ngực trái, phía sau xẻ giữa tới ngang mông.
2. Quần:
a) Màu sắc: Màu trắng;
b) Kiểu dáng: Quần âu hai ly, 2 túi chéo, quần nam có 1 túi sau.
3. Mũ:
Màu sắc: Theo màu sắc của áo.

Trang phục của khu vực phẫu thuật, gây mê hồi sức, người làm việc tại trung tâm tiệt khuẩn quy định tại Điều 8 Thông tư 45/2015/TT-BYT:

Trang phục của khu vực phẫu thuật, gây mê hồi sức, người làm việc tại trung tâm tiệt khuẩn
1. Trang phục của khoa phẫu thuật, gây mê hồi sức, người làm việc tại trung tâm tiệt khuẩn:
a) Áo:
- Màu sắc: Màu xanh cổ vịt;
- Kiểu dáng: Áo cổ trái tim, chui đầu, ngắn tay, chiều dài áo ngang mông, phía trước có 3 túi, có khuy cài biển tên trên ngực trái.
b) Quần:
- Màu sắc: Màu xanh cổ vịt;
- Kiểu dáng: Quần âu 2 ly, 2 túi chéo, quần nam có 1 túi sau.
c) Mũ:
Màu sắc: Theo màu sắc của áo.
2. Trang phục dành riêng khi làm việc trong phòng mổ:
a) Áo:
- Màu sắc: Màu xanh cổ vịt;
- Kiểu dáng: Áo dành riêng cho phẫu thuật, dài tay, chiều dài quá gối 5-10cm, bo chun tay 6 cm, buộc dây phía sau.
b) Quần:
- Màu sắc: Màu xanh cổ vịt;
- Kiểu dáng: Quần kéo dây rút; không có túi.
c) Mũ:
Màu sắc: Theo màu sắc của áo.
Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ quy định tại Điều này và điều kiện thực tế tại cơ sở để quyết định việc sử dụng trang phục phẫu thuật dùng một lần.

Điều 10 Thông tư 45/2015/TT-BYT quy định trang phục của hộ lý, y công, nhân viên giặt là như sau:

Trang phục của hộ lý, y công, nhân viên giặt là
1. Áo:
a) Màu sắc: Màu xanh hòa bình;
b) Kiểu dáng: Áo cổ trái tim, cài cúc giữa, dài tay hoặc ngắn tay, chiều dài áo ngang mông; phía trước có 2 túi, có khuy cài biển tên trên ngực trái.
2. Quần:
a) Màu sắc: Màu xanh hòa bình;
b) Kiểu dáng: Quần âu hai ly, 2 túi chéo, quần nam có 1 túi sau.
3. Mũ:
Màu sắc: Theo màu sắc của áo.

Như vậy, anh có thể tham khảo các quy định về trang phục của một số người làm việc trong ngành y tế nêu trên nha anh.

Phải luôn giữ trang phục y tế sạch đẹp đúng không?

Phải luôn giữ trang phục y tế sạch đẹp đúng không? (Hình từ Internet)

Phải luôn giữ trang phục y tế sạch đẹp đúng không?

Căn cứ vào Điều 29 Thông tư 45/2015/TT-BYT quy định về bảo quản trang phục y tế như sau:

Bảo quản trang phục y tế
1. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, người lao động, học viên, học sinh, sinh viên, có trách nhiệm bảo quản và sử dụng trang phục y tế luôn sạch, đẹp; không được mặc trang phục nhăn, cũ, rách, mất cúc, đổi màu.
2. Chậm nhất sau 02 năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực bệnh viện tuyến huyện trở lên phải tổ chức giặt, là tập trung trang phục cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, người lao động, khách đến thăm, người bệnh và người nhà người bệnh (trừ khối hành chính). Khuyến khích các cơ sở còn lại tổ chức giặt là tập trung nếu có đủ điều kiện. Việc giặt là được thực hiện như sau:
a) Trang phục quần, áo, áo liền váy, chân váy cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, người lao động, khách đến thăm, người bệnh và người nhà người bệnh phải thay, giặt thường xuyên, bảo đảm sạch sẽ.
b) Trang phục của người hành nghề, người lao động làm việc trong các khu vực: khoa phẫu thuật, buồng đẻ, khoa hồi sức cấp cứu hoặc các khu vực lây nhiễm phải thay, giặt quần áo hàng ngày hoặc thay ngay khi bẩn.
c) Trang phục các khu lây nhiễm phải được giặt riêng.
3. Các khoa, phòng, đơn vị thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có tủ đựng trang phục hoặc có giá treo trang phục y tế.
4. Học viên, sinh viên, học sinh, người thực hành khi học tập, thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm tự thay, giặt trang phục.

Như vậy, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, người lao động, học viên, học sinh, sinh viên, có trách nhiệm bảo quản và sử dụng trang phục y tế luôn sạch, đẹp; không được mặc trang phục nhăn, cũ, rách, mất cúc, đổi màu.

Những người nào được sử dụng trang phục y tế? Có được sử dụng trang phục y tế ở ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không?

Theo như quy định tại Điều 2 Thông tư 45/2015/TT-BYT quy định về trang phục y tế được áp dụng cho các đối tượng sau:

Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước và tư nhân trên toàn quốc.
2. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; người lao động, học viên, học sinh, sinh viên, người thực hành; người bệnh, sản phụ; người nhà người bệnh, khách đến thăm, làm việc, người tình nguyện hỗ trợ người bệnh và một số đối tượng khác tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Các cơ sở y tế khác tùy điều kiện, tính chất công việc, yêu cầu chuyên môn có thể sử dụng trang phục y tế phù hợp trên cơ sở quy định tại Thông tư này.

Bên cạnh đó, Điều 28 Thông tư 45/2015/TT-BYT cũng quy định về việc sử dụng trang phục y tế như sau:

Sử dụng trang phục y tế
1. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, người lao động, học viên, học sinh, sinh viên, người thực hành khi thực hiện nhiệm vụ phải sử dụng trang phục y tế theo đúng quy định tại Thông tư này.
2. Không được sử dụng trang phục y tế không đúng mục đích hoặc không đúng đối tượng hoặc ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trừ trường hợp cấp cứu, chăm sóc sức khỏe tại gia đình hoặc khám bệnh, chữa bệnh tình nguyện, nhân đạo theo quy định của pháp luật.

Như vậy, chỉ những người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; người lao động, học viên, học sinh, sinh viên, người thực hành; người bệnh, sản phụ; người nhà người bệnh, khách đến thăm, làm việc, người tình nguyện hỗ trợ người bệnh và một số đối tượng khác tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước và tư nhân hoặc các cơ sở y tế khác được sử dụng trang phục y tế.

Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, người lao động, học viên, học sinh, sinh viên, người thực hành khi thực hiện nhiệm vụ phải sử dụng trang phục y tế theo đúng quy định tại Thông tư 45/2015/TT-BYT.

Không được sử dụng trang phục y tế không đúng mục đích hoặc không đúng đối tượng hoặc ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trừ trường hợp cấp cứu, chăm sóc sức khỏe tại gia đình hoặc khám bệnh, chữa bệnh tình nguyện, nhân đạo theo quy định của pháp luật.

Trang phục y tế
Khám bệnh Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Khám bệnh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khám bệnh ngoại trú có phải là khám sức khỏe theo Thông tư 14 hay không? Hồ sơ khám sức khỏe theo Thông tư 14 đối với trường hợp khám định kỳ như thế nào?
Pháp luật
Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là gì theo quy định mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền quy định khung giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh? Trách nhiệm quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh được quy định thế nào?
Pháp luật
Trong tương lai, người bệnh sẽ được khám bệnh, chữa bệnh và hỗ trợ chữa bệnh từ xa? Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh từ xa như thế nào?
Pháp luật
Thủ tục cho phép được tiếp tục hành nghề khám bệnh sau khi bị đình chỉ hoạt động chuyên môn như thế nào?
Pháp luật
Cá nhân khám bệnh chữa bệnh nhân đạo tại địa điểm khác ngoài cơ sở khám bệnh chữa bệnh thì có cần Ủy ban xã nơi thực hiện chấp thuận không?
Pháp luật
Điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế cho phép hoạt động đối với đoàn khám bệnh chữa bệnh nhân đạo trong nước được quy định ra sao?
Pháp luật
Chỉ định nghỉ thêm trong sổ khám bệnh có được hưởng chế độ ốm đau? Thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau ra sao?
Pháp luật
Quản lý hoạt động xét nghiệm theo các nguyên tắc nào? Trong hoạt động xét nghiệm, trưởng khoa xét nghiệm có nhiệm vụ gì?
Pháp luật
Đối tượng nào được mặc trang phục y tế theo quy định pháp luật? Trang phục y tế được pháp luật quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trang phục y tế
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
1,842 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trang phục y tế Khám bệnh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trang phục y tế Xem toàn bộ văn bản về Khám bệnh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào