Phải xây dựng phương án phá sản khi quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt không đủ điều kiện giải thể?
Phải xây dựng phương án phá sản khi quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt không đủ điều kiện giải thể?
Phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 như sau:
Phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt
1. Phương án phá sản của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được xây dựng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không có phương án cơ cấu lại trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 169, khoản 1 Điều 176 của Luật này và không đủ điều kiện chuyển giao bắt buộc quy định tại khoản 1 Điều 179, khoản 1 Điều 180 của Luật này, không đủ điều kiện giải thể quy định tại khoản 1 Điều 187 của Luật này;
b) Ngân hàng thương mại thuộc trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 179, khoản 5 Điều 180, khoản 9 Điều 183 của Luật này;
c) Tổ chức tín dụng thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 204 của Luật này;
d) Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đề xuất phương án phá sản trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của Ban kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 7 Điều 167 hoặc khoản 5 Điều 172 hoặc khoản 6 Điều 178 của Luật này.
...
Viện dẫn đến khoản 1 Điều 187 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có quy định như sau:
Giải thể tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt
1. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thực hiện giải thể khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có khả năng thanh toán đầy đủ các khoản nợ;
b) Có tổ chức tín dụng tiếp nhận toàn bộ nghĩa vụ nợ.
...
Như vậy, trường hợp quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt không có phương án cơ cấu lại trong thời hạn theo quy định pháp luật nêu trên và không đủ điều kiện chuyển giao bắt buộc, không đủ điều kiện giải thể thì phải xây dựng phương án phá sản.
Phải xây dựng phương án phá sản khi quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt không đủ điều kiện giải thể? (Hình từ Internet)
Qũy tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt tiến hành tổ chức thực hiện phương án phá sản như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 190 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì tổ chức thực hiện phương án phá sản quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt như sau:
(1) Sau khi phương án phá sản đã được phê duyệt, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm phối hợp với quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt chi trả bảo hiểm tiền gửi cho người gửi tiền theo phương án phá sản.
(2) Trường hợp số tiền trong quỹ dự phòng nghiệp vụ của tổ chức bảo hiểm tiền gửi không đủ chi trả cho người gửi tiền thì Ngân hàng Nhà nước cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi vay đặc biệt.
Tổ chức bảo hiểm tiền gửi xây dựng phương án tăng phí bảo hiểm tiền gửi để bù đắp phần vay đặc biệt; sử dụng tiền trả nợ vay đặc biệt củaquỹ tín dụng nhân dân, nguồn thu từ bán giấy tờ có giá do tổ chức bảo hiểm tiền gửi nắm giữ, từ thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân vay đặc biệt, phí bảo hiểm tiền gửi để ưu tiên hoàn trả nợ vay đặc biệt cho Ngân hàng Nhà nước.
(3) Ngân hàng Nhà nước kiểm tra, giám sát việc thực hiện phương án phá sản đã được phê duyệt, bao gồm cả việc yêu cầu quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt nộp đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.
(4) Trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước quyết định sửa đổi, bổ sung phương án phá sản đối với quỹ tín dụng nhân dân hoặc trình Chính phủ quyết định sửa đổi, bổ sung phương án phá sản đối với quỹ tín dụng nhân dân.
Bên cạnh đó, tại Điều 203 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về việc phá sản quỹ tín dụng nhân dân như sau:
- Sau khi Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc không áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán hoặc chấm dứt áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà quỹ tín dụng nhân dân vẫn mất khả năng thanh toán thì quỹ tín dụng nhân dân phải nộp đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.
- Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản quỹ tín dụng nhân dân, Tòa án áp dụng ngay thủ tục thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật về phá sản.
- Sau khi Thẩm phán chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép của quỹ tín dụng nhân dân.
Phương án phá sản của quỹ tín dụng nhân dân bao gồm những nội dung gì?
Theo quy định tại Điều 189 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì phương án phá sản của quỹ tín tụng nhân dân bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
(1) Thực trạng của quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt;
(2) Đánh giá tác động của việc thực hiện phương án phá sản quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt đối với sự an toàn của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân;
(3) Dự kiến hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi cho người gửi tiền là cá nhân; lộ trình, thời hạn chi trả;
(4) Lộ trình và trách nhiệm thực hiện phương án phá sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?