Phẩm chất đạo đức nghề công tác xã hội cần đáp ứng các yêu cầu nào? Nghề công tác xã hội cần tuân thủ kỷ luật ra sao?
Nghề công tác xã hội được hiểu như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2017/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Nghề công tác xã hội là những hoạt động chuyên nghiệp nhằm giải quyết các vấn đề của cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội; góp phần bảo đảm thực hiện quyền con người, công bằng, tiến bộ xã hội và hạnh phúc của nhân dân.
Theo đó, nghề công tác xã hội được hiểu là những hoạt động chuyên nghiệp nhằm giải quyết các vấn đề của cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội; góp phần bảo đảm thực hiện quyền con người, công bằng, tiến bộ xã hội và hạnh phúc của nhân dân.
Nghề công tác xã hội (Hình từ Internet)
Phẩm chất đạo đức nghề công tác xã hội cần đáp ứng các yêu cầu nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 01/2017/TT-BLĐTBXH quy định yêu cầu về phẩm chất đạo đức nghề công tác xã hội như sau:
Yêu cầu về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
1. Cần, kiệm, liêm, chính, không được lạm dụng các mối quan hệ với đối tượng để vụ lợi cá nhân; xác định rõ ranh giới giữa cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp.
2. Tâm huyết, trách nhiệm, chủ động và sáng tạo trong việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội chuyên nghiệp cho đối tượng.
3. Kiên nhẫn, thấu hiểu, chia sẻ và quan tâm đối với đối tượng.
4. Đặt lợi ích của đối tượng là quan trọng nhất trong quá trình hoạt động nghề nghiệp công tác xã hội.
5. Chịu trách nhiệm về các hoạt động nghề nghiệp của mình theo quy định của pháp luật.
6. Giữ gìn sự đoàn kết với các đồng nghiệp; không lợi dụng, chia rẽ mối quan hệ giữa các đồng nghiệp.
7. Chăm sóc bản thân và xây dựng hình ảnh phù hợp để đảm bảo hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội chuyên nghiệp, hiệu quả.
Theo đó, phẩm chất đạo đức nghề công tác xã hội cần đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Cần, kiệm, liêm, chính, không được lạm dụng các mối quan hệ với đối tượng để vụ lợi cá nhân; xác định rõ ranh giới giữa cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp.
- Tâm huyết, trách nhiệm, chủ động và sáng tạo trong việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội chuyên nghiệp cho đối tượng.
- Kiên nhẫn, thấu hiểu, chia sẻ và quan tâm đối với đối tượng.
- Đặt lợi ích của đối tượng là quan trọng nhất trong quá trình hoạt động nghề nghiệp công tác xã hội.
- Chịu trách nhiệm về các hoạt động nghề nghiệp của mình theo quy định của pháp luật.
- Giữ gìn sự đoàn kết với các đồng nghiệp; không lợi dụng, chia rẽ mối quan hệ giữa các đồng nghiệp.
- Chăm sóc bản thân và xây dựng hình ảnh phù hợp để đảm bảo hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội chuyên nghiệp, hiệu quả.
Nghề công tác xã hội cần tuân thủ kỷ luật ra sao?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 01/2017/TT-BLĐTBXH quy định tuân thủ kỷ luật nghề công tác xã hội như sau:
Tuân thủ kỷ luật nghề nghiệp
1. Tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị. Hoạt động nghề nghiệp công tác xã hội trong phạm vi nhiệm vụ được giao và không được từ chối yêu cầu cung cấp dịch vụ công tác xã hội phù hợp của đối tượng.
2. Bảo mật thông tin liên quan đến đối tượng. Trường hợp chia sẻ thông tin phải thực hiện theo quy định của pháp luật hoặc có ý kiến đồng ý của đối tượng và người quản lý chuyên môn.
3. Tôn trọng quyền được xem hồ sơ của đối tượng. Trường hợp từ chối, phải lập biên bản nêu rõ lý do cho đối tượng.
4. Tôn trọng, chia sẻ, đồng cảm và giúp đỡ đồng nghiệp trong mối quan hệ công việc và xã hội.
5. Sẵn sàng hợp tác với các đối tác, chuyên gia trong lĩnh vực công tác xã hội và lĩnh vực khác có liên quan.
6. Sử dụng ngôn ngữ, văn phong chính xác, chuẩn mực trong các hoạt động truyền thông, giao tiếp với đồng nghiệp và đối tượng.
7. Chỉ dừng cung cấp dịch vụ công tác xã hội khi đối tượng không còn nhu cầu. Trong trường hợp bất khả kháng, phải có giải pháp phù hợp để bảo đảm dịch vụ công tác xã hội được cung cấp liên tục, không ảnh hưởng đến lợi ích của đối tượng.
8. Thường xuyên học tập, nâng cao kiến thức, kỹ năng và nhận thức về chuyên môn công tác xã hội, đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn nghề nghiệp công tác xã hội theo quy định của pháp luật.
9. Có kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ công tác xã hội, văn hóa, phong tục, tập quán, tôn giáo để phục vụ cho công việc.
10. Có trách nhiệm và khả năng hợp tác làm việc trong các nhóm liên ngành. Đóng góp, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức của mình để nhóm liên ngành hoạt động có hiệu quả.
11. Có khả năng tham vấn ý kiến đồng nghiệp và đối tượng để nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ công tác xã hội.
12. Có khả năng tạo lập mối quan hệ trong xã hội, uy tín, liên kết và giới thiệu những chuyên gia giỏi, tổ chức có uy tín đáp ứng tốt nhất nhu cầu của đối tượng.
13. Luôn yêu nghề và bảo vệ uy tín nghề nghiệp.
Theo đó, nghề công tác xã hội cần tuân thủ kỷ luật như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Công trình xây dựng là gì? Xây dựng công trình không tuân thủ tiêu chuẩn là hành vi vi phạm pháp luật trong xây dựng?
- Điều lệ Đảng là gì? 06 nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?