Phạm nhân đang chấp hành án phạt tù bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giam tại buồng kỷ luật thì có bị cùm chân không?
- Phạm nhân đang chấp hành án phạt tù bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giam tại buồng kỷ luật thì có bị cùm chân không?
- Phạm nhân đang chấp hành án phạt tù bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giam tại buồng kỷ luật chỉ được mang theo những gì?
- Trường hợp phạm nhân đang chấp hành án phạt tù là người già yếu thì có được giảm nhẹ hình thức kỷ luật không?
Phạm nhân đang chấp hành án phạt tù bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giam tại buồng kỷ luật thì có bị cùm chân không?
Phạm nhân đang chấp hành án phạt tù được quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật Thi hành án hình sự 2019 như sau:
Xử lý phạm nhân vi phạm
...
2. Trong thời gian bị giam tại buồng kỷ luật, phạm nhân không được gặp thân nhân và có thể bị cùm chân. Không áp dụng cùm chân đối với phạm nhân nữ, phạm nhân là người dưới 18 tuổi, phạm nhân là người già yếu.
3. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện quyết định kỷ luật phạm nhân bằng văn bản và lưu hồ sơ phạm nhân.
4. Trường hợp hành vi vi phạm của phạm nhân có dấu hiệu của tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Giám thị trại giam thì Giám thị trại giam ra quyết định khởi tố vụ án, tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật. Trường hợp không thuộc thẩm quyền điều tra của mình thì phải kiến nghị cơ quan điều tra có thẩm quyền khởi tố theo quy định của pháp luật.
Trường hợp hành vi vi phạm của phạm nhân đang giam giữ tại trại tạm giam, nhà tạm giữ Công an cấp huyện có dấu hiệu của tội phạm thì Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện kiến nghị cơ quan điều tra có thẩm quyền khởi tố theo quy định của pháp luật.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, theo quy định, phạm nhân đang chấp hành án phạt tù bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giam tại buồng kỷ luật có thể bị cùm chân.
Lưu ý: Việc cùm chân không áp dụng cùm chân đối với phạm nhân nữ, phạm nhân là người dưới 18 tuổi, phạm nhân là người già yếu.
Phạm nhân đang chấp hành án phạt tù bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giam tại buồng kỷ luật thì có bị cùm chân không? (Hình từ Internet)
Phạm nhân đang chấp hành án phạt tù bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giam tại buồng kỷ luật chỉ được mang theo những gì?
Phạm nhân đang chấp hành án phạt tù bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giam tại buồng kỷ luật được quy định tại khoản 4 Điều 23 Nghị định 133/2020/NĐ-CP như sau:
Thời hạn xử lý kỷ luật, thi hành quyết định kỷ luật
...
4. Phạm nhân bị kỷ luật giam tại buồng kỷ luật chỉ được mang theo các đồ dùng phục vụ sinh hoạt cá nhân theo quy định. Buồng kỷ luật phạm nhân phải bảo đảm chặt chẽ về an ninh an toàn, bảo đảm ánh sáng, thông thoáng và theo mẫu thiết kế của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
5. Trong thời gian bị giam tại buồng kỷ luật, nếu phạm nhân nhận rõ sai phạm, ăn năn hối cải, quyết tâm sửa chữa, thì xem xét cho ra khỏi buồng kỷ luật trước thời hạn. Trường hợp ốm đau, bệnh tật hoặc sức khỏe yếu, thì lập biên bản, đưa ra ngoài điều trị, chữa bệnh, khi sức khỏe ổn định thì xem xét tiếp tục thi hành kỷ luật hoặc cho ra khỏi buồng kỷ luật trước thời hạn.
...
Như vậy, phạm nhân đang chấp hành án phạt tù bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giam tại buồng kỷ luật chỉ được mang theo các đồ dùng phục vụ sinh hoạt cá nhân theo quy định.
Buồng kỷ luật phạm nhân phải bảo đảm chặt chẽ về an ninh an toàn, bảo đảm ánh sáng, thông thoáng và theo mẫu thiết kế của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
Trường hợp phạm nhân đang chấp hành án phạt tù là người già yếu thì có được giảm nhẹ hình thức kỷ luật không?
Tình tiết giảm nhẹ hình thức kỷ luật được quy định tại Điều 21 Nghị định 133/2020/NĐ-CP như sau:
Tình tiết giảm nhẹ hình thức kỷ luật
Phạm nhân vi phạm có một trong các tình tiết sau đây có thể được xem xét giảm nhẹ hình thức kỷ luật:
1. Vi phạm lần đầu, gây hậu quả không lớn; khai báo thành khẩn, trung thực về vi phạm của mình và những phạm nhân khác; chủ động ngăn chặn hành vi vi phạm của phạm nhân khác; tích cực khắc phục hậu quả do mình gây ra (nếu có).
2. Ăn năn hối cải, nhận rõ sai phạm, tự giác nhận khuyết điểm, tích cực tiếp thu sự giáo dục, sửa chữa vi phạm của mình.
3. Vi phạm do bị phạm nhân khác đe dọa, cưỡng bức, ép buộc, xúi giục, lôi kéo; bị kích động về tinh thần do hành vi vi phạm của phạm nhân khác gây ra hoặc nguyên nhân khách quan khác.
4. Lập công hoặc có thành tích tiêu biểu trong phong trào thi đua chấp hành án phạt tù, có quyết định khen thưởng.
5. Phạm nhân già yếu đối với nam từ đủ 70 tuổi trở lên, nữ từ đủ 65 tuổi trở lên; bị khuyết tật hoặc có nhược điểm về thể chất, tinh thần; bị bệnh hiểm nghèo, ốm, đau nặng; bị bệnh làm hạn chế khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của mình; phạm nhân nữ có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 36 tháng tuổi; phạm nhân là người dưới 18 tuổi.
Như vậy, theo quy định, trường hợp phạm nhân đang chấp hành án phạt tù là người già yếu (từ đủ 70 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 65 tuổi trở lên đối với nữ) thì có thể được xem xét giảm nhẹ hình thức kỷ luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?