Phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tham gia lao động có được phát quần áo bảo hộ lao động không?
- Phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tham gia lao động có được phát quần áo bảo hộ lao động không?
- Phạm nhân đang chấp hành án phạt tù là người dưới 18 tuổi thì định lượng ăn có được tăng cao hơn so với người từ đủ 18 tuổi trở lên không?
- Phạm nhân đang chấp hành án phạt tù thuộc trường hợp nào thì được ưu tiên bố trí học nghề, nâng cao tay nghề?
Phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tham gia lao động có được phát quần áo bảo hộ lao động không?
Tư trang của phạm nhân đang chấp hành án phạt tù được quy định tại Điều 8 Nghị định 133/2020/NĐ-CP như sau:
Chế độ mặc và tư trang của phạm nhân
...
2. Phạm nhân tham gia lao động, học nghề mỗi năm được phát 02 bộ quần áo bảo hộ lao động và dụng cụ bảo hộ lao động cần thiết khác.
Mẫu, màu quần áo và phương tiện bảo hộ lao động của phạm nhân do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Như vậy, theo quy định, phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tham gia lao động mỗi năm sẽ được phát 02 bộ quần áo bảo hộ lao động và dụng cụ bảo hộ lao động cần thiết khác.
Phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tham gia lao động có được phát quần áo bảo hộ lao động không? (Hình từ Internet)
Phạm nhân đang chấp hành án phạt tù là người dưới 18 tuổi thì định lượng ăn có được tăng cao hơn so với người từ đủ 18 tuổi trở lên không?
Định lượng ăn của phạm nhân đang chấp hành án phạt tù là người dưới 18 tuổi được quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 133/2020/NĐ-CP như sau:
Chế độ ăn, mặc, tư trang đối với phạm nhân là người dưới 18 tuổi
1. Phạm nhân là người dưới 18 tuổi được đảm bảo tiêu chuẩn định lượng ăn như phạm nhân là người từ đủ 18 tuổi trở lên và được tăng thêm thịt, cá nhưng không quá 20% so với định lượng thịt, cá ăn của phạm nhân.
2. Ngoài tiêu chuẩn mặc và tư trang như phạm nhân là người đủ 18 tuổi trở lên, phạm nhân là người dưới 18 tuổi được cấp thêm 800 ml dầu gội đầu/năm, 01 bộ quần áo dài/năm, 01 mũ cứng hoặc nón/năm, 01 mũ vải/năm; 01 áo ấm + 02 đôi tất + 01 mũ len dùng trong 01 năm (cấp từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và 05 tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại không cấp).
Phạm nhân là người dưới 18 tuổi được cấp 01 chăn/02 năm (từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và 5 tỉnh Tây Nguyên cấp chăn bông có vỏ nặng không quá 02 kg, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại cấp chăn sợi) thay cho tiêu chuẩn được cấp tại điểm n khoản 1 Điều 8 Nghị định này.
Như vậy, theo quy định, đối với phạm nhân đang chấp hành án phạt tù là người dưới 18 tuổi thì được đảm bảo tiêu chuẩn định lượng ăn như phạm nhân là người từ đủ 18 tuổi trở lên.
Đồng thời được tăng thêm thịt, cá nhưng không quá 20% so với định lượng thịt, cá ăn của phạm nhân.
Phạm nhân đang chấp hành án phạt tù thuộc trường hợp nào thì được ưu tiên bố trí học nghề, nâng cao tay nghề?
Chế độ ưu tiên bố trí học nghề, nâng cao tay nghề đối với phạm nhân được quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 133/2020/NĐ-CP như sau:
Chế độ học nghề của phạm nhân
1. Căn cứ vào khả năng, trình độ văn hóa, sức khỏe, giới tính của phạm nhân, thị trường lao động, điều kiện cụ thể và khả năng hợp tác với tổ chức, cá nhân, trại giam tổ chức dạy những nghề phổ thông, đơn giản hoặc tổ chức bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho phạm nhân; trại giam hợp tác với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc trung tâm giáo dục nghề nghiệp (có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật) để tổ chức dạy nghề, nâng cao tay nghề, truyền nghề cho phạm nhân.
2. Phạm nhân là người dưới 18 tuổi, phạm nhân trong độ tuổi thanh niên đến 30 tuổi chưa có nghề nghiệp, phạm nhân có mức án dưới 05 năm và chuẩn bị chấp hành xong án phạt tù được ưu tiên bố trí học nghề, nâng cao tay nghề. Mỗi phạm nhân chỉ được học 01 nghề.
3. Kế hoạch dạy nghề, chương trình dạy nghề cho phạm nhân.
a) Căn cứ vào chỉ tiêu nguồn vốn, kế hoạch năm, trại giam xây dựng kế hoạch dạy nghề của đơn vị mình gửi về Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an (đối với các trại giam do Bộ Công an quản lý), Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng (đối với các trại giam do Bộ Quốc phòng quản lý) để phê duyệt. Nội dung kế hoạch dạy nghề bao gồm căn cứ pháp lý, ngành nghề đào tạo, số lớp, số lượng học viên là phạm nhân học nghề, địa điểm tổ chức, hình thức đào tạo, trình độ và dự kiến thời gian đào tạo, dự toán kinh phí dạy nghề, nguồn vốn cấp. Phạm nhân học nghề được đào tạo trình độ sơ cấp hoặc đào tạo thường xuyên;
...
Như vậy, theo quy định, phạm nhân đang chấp hành án phạt tù thuộc các trường hợp sau đây thì được ưu tiên bố trí học nghề, nâng cao tay nghề:
(1) Phạm nhân là người dưới 18 tuổi,
(2) Phạm nhân trong độ tuổi thanh niên đến 30 tuổi chưa có nghề nghiệp,
(3) Phạm nhân có mức án dưới 05 năm và chuẩn bị chấp hành xong án phạt tù.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?
- Lời cảm ơn cuối năm dành cho khách hàng, đối tác ngắn gọn, ý nghĩa? Để đạt được sự thỏa mãn của khách hàng, trước tiên cần làm gì?
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?