Phạm nhân được gọi điện thoại cho người thân không? Nếu được thì có thể gọi trong bao nhiêu phút?
Phạm nhân được gọi điện thoại cho người thân không? Nếu được thì có thể gọi trong bao nhiêu phút?
Việc phạm nhân gọi điện thoại cho người thân được quy định tại Điều 54 Luật Thi hành án hình sự 2019 như sau:
Chế độ liên lạc của phạm nhân
1. Phạm nhân được gửi mỗi tháng 02 lá thư. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải kiểm tra, kiểm duyệt thư mà phạm nhân gửi và nhận.
2. Phạm nhân được liên lạc điện thoại trong nước với thân nhân mỗi tháng 01 lần, mỗi lần không quá 10 phút, trừ trường hợp cấp bách. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xem xét, quyết định việc cho phạm nhân liên lạc bằng điện thoại và tổ chức kiểm soát việc liên lạc này.
3. Chi phí cho việc liên lạc của phạm nhân quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này do phạm nhân chi trả.
Theo quy định trên, phạm nhân được gọi điện thoại cho người thân trong nước mỗi tháng 01 lần, mỗi lần không quá 10 phút, trừ trường hợp cấp bách.
Riêng phạm nhân là người dưới 18 tuổi thì được gọi điện thoại cho người thân trong nước không quá 04 lần trong 01 tháng, mỗi lần không quá 10 phút, có sự giám sát của cán bộ trại giam và tự chịu chi phí (theo khoản 2 Điều 76 Luật Thi hành án hình sự 2019).
Phạm nhân được gọi điện thoại cho người thân không? (Hình từ Internet)
Khi gọi điện thoại cho người thân, phạm nhân có bắt buộc nói tiếng Việt không?
Ngôn ngữ gọi điện thoại cho người thân của phạm nhân được quy định tại Điều 13 Thông tư 182/2019/TT-BQP như sau:
Phạm nhân liên lạc điện thoại với thân nhân
1. Cơ sở giam giữ phối hợp với cơ quan bưu chính viễn thông địa phương lắp đặt máy điện thoại và tổ chức cho phạm nhân liên lạc điện thoại trong nước với thân nhân. Cước phí gọi điện thoại được tính theo giá của cơ quan bưu chính viễn thông và do phạm nhân chi trả từ tiền lưu ký.
2. Phạm nhân được liên lạc điện thoại trong nước với thân nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật Thi hành án hình sự; phạm nhân là người dưới 18 tuổi được liên lạc bằng điện thoại theo quy định tại khoản 2 Điều 76 Luật Thi hành án hình sự.
Phạm nhân chấp hành tốt Nội quy cơ sở giam giữ, có thành tích trong lao động, học tập thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định tăng thêm mỗi tháng 01 lần không quá 10 phút.
Trong trường hợp gia đình thân nhân phạm nhân gặp thiên tai, địch họa; có thân nhân hy sinh, từ trần, bị bệnh nặng; phạm nhân không còn thuốc do thân nhân bảo đảm để sử dụng theo đơn chỉ định của cơ quan y tế hoặc các trường hợp đặc biệt khác thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định cho phạm nhân điện thoại liên lạc với thân nhân nhưng không được quá thời lượng cho 01 lần liên lạc theo quy định.
3. Phạm nhân thường xuyên vi phạm Nội quy cơ sở giam giữ bị giam riêng; phạm nhân đang bị thi hành kỷ luật, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm trong thời gian chưa được công nhận cải tạo tiến bộ thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ có thể hạn chế thời lượng liên lạc điện thoại với thân nhân.
4. Phạm nhân đang bị phạt giam tại buồng kỷ luật, bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội phạm khác thì không được liên lạc điện thoại với thân nhân.
5. Khi liên lạc điện thoại với thân nhân, phạm nhân phải liên lạc đúng số điện thoại và nội dung đã đăng ký; sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, trừ phạm nhân là người dân tộc thiểu số và là người nước ngoài không biết tiếng Việt.
6. Thủ trưởng cơ sở giam giữ bố trí buồng gọi điện thoại và cử cán bộ giám sát chặt chẽ nội dung trao đổi của phạm nhân với thân nhân. Nếu phát hiện nội dung trao đổi không đúng với đăng ký thì phải dừng cuộc gọi; trường hợp xét thấy cần thiết phải lập biên bản, đề xuất xử lý kỷ luật.
7. Cán bộ giám sát phải cập nhật đầy đủ thông tin việc tổ chức cho phạm nhân liên lạc điện thoại với thân nhân vào số theo dõi.
Theo đó, khi gọi điện thoại cho người thân thì phạm nhân phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, trừ phạm nhân là người dân tộc thiểu số và là người nước ngoài không biết tiếng Việt.
Phạm nhân được khen thưởng thì được tăng số lần gọi điện thoại cho người thân không?
Việc khen thưởng phạm nhân được quy định tại Điều 41 Luật Thi hành án hình sự 2019 như sau:
Khen thưởng phạm nhân
1. Trong thời gian chấp hành án phạt tù, phạm nhân chấp hành tốt nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân, có thành tích trong lao động, học tập hoặc lập công thì được khen thưởng theo một hoặc nhiều hình thức sau đây:
a) Biểu dương;
b) Thưởng tiền hoặc hiện vật;
c) Tăng số lần được liên lạc bằng điện thoại, số lần gặp thân nhân, số lần và số lượng quà được nhận.
2. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu quyết định khen thưởng phạm nhân. Việc khen thưởng phải bằng văn bản, được lưu vào hồ sơ phạm nhân. Phạm nhân được khen thưởng có thể được đề nghị xét nâng mức giảm thời hạn chấp hành án phạt tù theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nếu trong thời gian chấp hành án phạt tù, phạm nhân chấp hành tốt nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân, có thành tích trong lao động, học tập hoặc lập công thì được khen thưởng theo một hoặc nhiều hình thức được quy định tại khoản 1 Điều 41 nêu trên.
Trong đó có hình thức tăng số lần được liên lạc bằng điện thoại, số lần gặp thân nhân, số lần và số lượng quà được nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?