Phạm nhân tại cơ sở giam giữ có được phép lưu trữ sử dụng sách báo theo quy định pháp luật hiện nay hay không?
Phạm nhân tại cơ sở giam giữ có được phép lưu trữ sử dụng sách báo hay không?
Căn cứ Điều 1 Nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân do Bộ Công an ban hành kèm theo Thông tư 17/2020/TT-BCA quy định về những điều mà phạm nhân không đươc phép thực hiện như sau:
Quy định đối với phạm nhân
…
2. Những hành vi bị nghiêm cấm:
...
g) Lưu trữ, sử dụng các loại sách, báo, tài liệu, phim, băng, đĩa, thiết bị lưu trữ điện tử, văn hóa phẩm có nội dung không lành mạnh; truyền bá văn hóa, tư tưởng có nội dung phản động, đồi trụy; sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo không đúng nơi, đúng thời gian quy định của cơ sở giam giữ phạm nhân; tuyên truyền tôn giáo; bói toán, cúng lễ, thực hành mê tín, dị đoan dưới mọi hình thức; móc nối, đưa, phát tán thông tin, hình ảnh trái phép ra bên ngoài hoặc lên mạng thông tin truyền thông; liên lạc điện thoại với thân nhân không đúng với nội dung đã đăng ký.
…
Bên cạnh đó, tại Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BCA quy định về những đồ vật bị cấm đem vào cơ sở giam giữ phạm nhân như sau:
Đồ vật cấm
...
10. Các loại sách, báo, ấn phẩm bằng tiếng nước ngoài, tôn giáo, tín ngưỡng chưa qua kiểm duyệt; tranh, ảnh, phim, băng đĩa có nội dung mê tín dị đoan, phản động, đồi trụy; các loại bài lá, sách, báo, ấn phẩm, tài liệu (in, viết) gây ảnh hưởng xấu đến công tác quản lý, giáo dục phạm nhân.
...
Theo đó, hiện nay pháp luật không cấm việc lưu trữ phạm nhận tại cơ sở tạm giam lưu trữ sách báo.
Tuy nhiên, cách loại sách báo lưu trữ và sử dụng của phạm nhân không được là những loại sách báo có nội dung không lành mạnh; truyền bá văn hóa, tư tưởng có nội dung phản động, đồi trụy.
Phạm nhân tại cơ sở giam giữ có được phép lưu trữ sử dụng sách báo theo quy định pháp luật hiện nay hay không? (Hình từ Internet)
Đối với sách báo bị cấm sử dụng tại cơ sở giam giữ phạm nhân cần được xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 10/2020/TT-BCA quy định về việc xử lý đồ vật cấm như sau:
Xử lý đồ vật cấm
1. Đồ vật cấm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, Điều 3 Thông tư này thì lập biên bản chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật; đồ vật cấm quy định tại các khoản 5, 6, 10, 11 Điều 3 Thông tư này thì tổ chức tiêu hủy.
..
5. Việc xử lý đồ vật cấm phải thành lập Hội đồng xử lý. Thành phần Hội đồng xử lý đồ vật cấm ở cơ sở giam giữ được quy định như sau:
a) Đối với Hội đồng xử lý đồ vật cấm của trại giam do Giám thị làm Chủ tịch; Phó Giám thị phụ trách công tác trinh sát làm Phó Chủ tịch; Trưởng phân trại, Đội trưởng Đội Trinh sát, Đội Quản giáo, Đội Giáo dục và hồ sơ, Đội Cảnh sát bảo vệ - cơ động, Đội Tài vụ - hậu cần, Đội Y tế và môi trường làm Ủy viên.
b) Đối với Hội đồng xử lý đồ vật cấm của trại tạm giam do Giám thị làm Chủ tịch; Phó Giám thị phụ trách phân trại quản lý phạm nhân làm Phó Chủ tịch; Trưởng phân trại; Đội trưởng Đội Tham mưu - Hậu cần (những trại tạm giam có Đội Trinh sát thì Đội Trinh sát thay Đội Tham mưu - Hậu cần làm Ủy viên), Đội Y tế, Đội Cảnh sát bảo vệ, Đội Quản giáo làm Ủy viên.
c) Đối với Hội đồng xử lý đồ vật cấm của nhà tạm giữ do Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện làm Chủ tịch. Đội trưởng Đội Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp làm Phó Chủ tịch, cán bộ phụ trách buồng giam, Cảnh sát bảo vệ làm Ủy viên.
Theo đó, đối với các loại sách báo bị cấp tại cơ sở giam giữ thì sẽ bị cơ sở tiến hành tiêu hủy.
Việc xử lý đồ vật cấm phải thành lập Hội đồng xử lý. Thành phần Hội đồng xử lý đồ vật cấm của cơ sở giam giữ do Giám thị làm Chủ tịch; Phó Giám thị phụ trách công tác trinh sát làm Phó Chủ tịch; Trưởng phân trại, Đội trưởng Đội Trinh sát, Đội Quản giáo, Đội Giáo dục và hồ sơ, Đội Cảnh sát bảo vệ - cơ động, Đội Tài vụ - hậu cần, Đội Y tế và môi trường làm Ủy viên.
Hồ sơ xử lý đối với các loại sách báo bị cấm tại cơ sở giam giữ sẽ bao gồm những loại hồ sơ nào?
Theo Điều 7 Thông tư 10/2020/TT-BCA thì hồ sơ xử lý đối với các loại sách báo bị cấm tại cơ sở giam giữ sẽ bao gồm những loại hồ sơ như sau:
- Biên bản vi phạm và tạm giữ đồ vật cấm (Biên bản niêm phong đồ vật cấm nếu có);
- Biên bản nghi lời khai người vi phạm và người làm chứng;
- Bản kiểm điểm người vi phạm, bản tường trình của người có liên quan;
- Báo cáo của cán bộ thu giữ đồ vật cấm;
- Báo cáo đề nghị hình thức kỷ luật phạm nhân vi phạm;
- Quyết định thu giữ đồ vật cấm;
- Quyết định xử lý đồ vật cấm;
- Quyết định xử lý người có hành vi vi phạm (nếu có);
- Biên bản xử lý đồ vật cấm (biên bản bàn giao, tiêu hủy vật cấm);
- Biên bản bàn giao hồ sơ, tài liệu có liên quan (nếu chuyển cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định);
- Các tài liệu khác có liên quan.
Hồ sơ xử lý đồ vật cấm đối với trại giam được lưu giữ tại Đội Trinh sát, đối với trại tạm giam được lưu giữ tại Đội Tham mưu - Hậu cần (những trại tạm giam có Đội Trinh sát thì lưu giữ tại Đội Trinh sát) nhà tạm giữ Công an cấp huyện được lưu giữ tại Đội Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp. Việc bảo quản và lưu giữ hồ sơ thực hiện theo quy định về chế độ quản lý hồ sơ của Bộ Công an.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?