Phạm tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức hưởng án treo thì có bị thu hồi chứng chỉ hành nghề dược không?
- Phạm tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức được hưởng án treo khi nào?
- Phạm tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức hưởng án treo thì có bị thu hồi chứng chỉ hành nghề dược không?
- Phạm tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức hưởng án treo thì có bị cấm hành nghề dược không?
Phạm tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức được hưởng án treo khi nào?
Theo khoản 1 Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định:
Án treo
1. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.
2. Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.
...
Theo đó, phạm tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức mà bị xử phạt không quá 03 năm và căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định.
Tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức (Hình từ Internet)
Phạm tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức hưởng án treo thì có bị thu hồi chứng chỉ hành nghề dược không?
Phạm tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức hưởng án treo thì có bị thu hồi chứng chỉ hành nghề dược không, thì căn cứ Điều 28 Luật Dược 2016 quy định như sau:
Các trường hợp thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược
1. Chứng chỉ hành nghề dược được cấp không đúng thẩm quyền.
2. Người được cấp Chứng chỉ hành nghề dược đề nghị thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược của mình.
3. Chứng chỉ hành nghề dược bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp Chứng chỉ hành nghề dược.
4. Giả mạo giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược.
5. Cá nhân có từ 02 Chứng chỉ hành nghề dược trở lên.
6. Người có chứng chỉ hành nghề cho thuê, cho mượn, thuê, mượn hoặc cho người khác sử dụng Chứng chỉ hành nghề dược.
7. Người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề dược không đáp ứng một trong các điều kiện được cấp Chứng chỉ hành nghề dược quy định tại Điều 13 hoặc khoản 2 Điều 14 của Luật này.
8. Người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề dược mà không hành nghề trong thời gian 12 tháng liên tục.
9. Người hành nghề dược không có giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề dược hoặc kể từ ngày có giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược gần nhất.
10. Vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong hành nghề dược gây hậu quả đến tính mạng hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
11. Đã bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước Chứng chỉ hành nghề dược từ 02 lần trở lên đối với một hành vi vi phạm.
Do đó, đối với trường hợp phạm tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức hưởng án treo thì không thấy có hướng dẫn bị thu hồi chứng chỉ hành nghề dược. Chỉ khi thuộc các trường hợp nêu trên mới bị thu hồi chứng chỉ hành nghề dược.
Phạm tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức hưởng án treo thì có bị cấm hành nghề dược không?
Phạm tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức hưởng án treo thì có bị cấm hành nghề dược không, thì theo Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 126 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
...
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Theo đó, phạm tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự như trên.
Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Theo đó có thể thấy đối với tội danh này thì luật không có quy định "cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định" do đó, phạm tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức hưởng án treo thì không bị hành nghề dược.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ý kiến về việc học sinh cần kính trọng biết ơn người lao động? Viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Phụ lục VIII Mẫu biên bản lấy lời khai tai nạn lao động dùng để lấy lời khai của những ai? Tải mẫu biên bản lấy lời khai?
- Trong tố tụng hình sự, mẫu biên bản về việc giao, nhận hồ sơ vụ án và bản cáo trạng là mẫu nào? Tải mẫu?
- Việc chuẩn bị mặt bằng xây dựng được quy định thế nào? Quy định của pháp luật về yêu cầu đối với công trường xây dựng?
- Điều kiện thành lập trung tâm tin học là gì theo Nghị định 125? Thủ tục thành lập trung tâm tin học như thế nào?