Phạm vi địa bàn hoạt động hải quan tại cửa khẩu cảng hàng không dân dụng quốc tế gồm những khu vực nào?
Phạm vi địa bàn hoạt động hải quan tại cửa khẩu cảng hàng không dân dụng quốc tế gồm những khu vực nào?
Phạm vi địa bàn hoạt động hải quan được quy định tại Điều 5 Nghị định 01/2015/NĐ-CP như sau:
Phạm vi cụ thể địa bàn hoạt động hải quan tại cửa khẩu cảng hàng không dân dụng quốc tế
Phạm vi cụ thể địa bàn hoạt động hải quan tại cửa khẩu cảng hàng không có vận chuyển quốc tế là ranh giới cụ thể của cảng hàng không được quy định trong quyết định phê duyệt quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, bao gồm:
1. Khu vực nhà ga hành khách, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Khu vực cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế.
3. Khu vực xếp dỡ, chuyển tải, khu vực kho bãi chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được vận chuyển qua đường hàng không; kho lưu giữ hàng hóa, hành lý ký gửi, kho lưu giữ hàng hóa, hành lý thất lạc của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh.
4. Khu vực sân đỗ tàu bay.
5. Khu vực chứa và cấp nhiên liệu; khu vực thiết bị phục vụ mặt đất, khu vực sửa chữa, bảo dưỡng máy bay.
6. Đường công vụ.
Như vậy, theo quy định, phạm vi địa bàn hoạt động hải quan tại cửa khẩu cảng hàng không dân dụng quốc tế bao gồm:
(1) Khu vực nhà ga hành khách, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
(2) Khu vực cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế.
(3) Khu vực xếp dỡ, chuyển tải, khu vực kho bãi chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được vận chuyển qua đường hàng không;
Kho lưu giữ hàng hóa, hành lý ký gửi, kho lưu giữ hàng hóa, hành lý thất lạc của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh.
(4) Khu vực sân đỗ tàu bay.
(5) Khu vực chứa và cấp nhiên liệu; khu vực thiết bị phục vụ mặt đất, khu vực sửa chữa, bảo dưỡng máy bay.
(6) Đường công vụ.
Phạm vi địa bàn hoạt động hải quan tại cửa khẩu cảng hàng không dân dụng quốc tế gồm những khu vực nào? (Hình từ Internet)
Trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan cơ quan hải quan chịu trách nhiệm gì?
Trách nhiệm của cơ quan hải quan được quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Hải quan 2014 như sau:
Địa bàn hoạt động hải quan
1. Địa bàn hoạt động hải quan bao gồm:
a) Khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; khu vực đang lưu giữ hàng hóa chịu sự giám sát hải quan, khu chế xuất, khu vực ưu đãi hải quan; các địa điểm làm thủ tục hải quan, kho ngoại quan, kho bảo thuế, bưu điện quốc tế, trụ sở người khai hải quan khi kiểm tra sau thông quan; các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ hải quan;
b) Khu vực, địa điểm khác đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, được phép xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Trong địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa, phương tiện vận tải và xử lý vi phạm pháp luật về hải quan phù hợp với pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Chính phủ quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan.
Như vậy, theo quy định, trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan cơ quan hải quan chịu trách nhiệm:
- Kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa, phương tiện vận tải
- Xử lý vi phạm pháp luật về hải quan phù hợp với pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Hàng hóa xuất khẩu miễn kiểm tra thực tế hàng hóa chịu sự giám sát hải quan từ khi nào?
Hàng hóa xuất khẩu được quy định tại khoản 4 Điều 38 Luật Hải quan 2014 như sau:
Đối tượng, phương thức và thời gian giám sát hải quan
1. Đối tượng giám sát hải quan gồm hàng hóa, phương tiện vận tải, phương tiện vận tải nội địa vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan.
2. Giám sát hải quan được thực hiện bằng các phương thức sau đây:
a) Niêm phong hải quan;
b) Giám sát trực tiếp do công chức hải quan thực hiện;
c) Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật.
3. Căn cứ kết quả phân tích, đánh giá rủi ro và các thông tin khác có liên quan đến đối tượng giám sát hải quan, cơ quan hải quan quyết định phương thức giám sát phù hợp. Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa.
4. Thời gian giám sát hải quan:
a) Hàng hóa nhập khẩu chịu sự giám sát hải quan từ khi tới địa bàn hoạt động hải quan đến khi được thông quan, giải phóng hàng hóa và đưa ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan;
b) Hàng hóa xuất khẩu miễn kiểm tra thực tế hàng hóa chịu sự giám sát hải quan từ khi thông quan đến khi ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan. Trường hợp phải kiểm tra thực tế, hàng hóa xuất khẩu chịu sự giám sát hải quan từ khi bắt đầu kiểm tra thực tế hàng hóa đến khi ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan;
c) Hàng hóa quá cảnh chịu sự giám sát hải quan từ khi tới cửa khẩu nhập đầu tiên đến khi ra khỏi cửa khẩu xuất cuối cùng;
d) Thời gian giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải thực hiện theo quy định tại Điều 68 của Luật này.
Như vậy, theo quy định, hàng hóa xuất khẩu miễn kiểm tra thực tế hàng hóa chịu sự giám sát hải quan từ khi thông quan đến khi ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan.
Trường hợp phải kiểm tra thực tế, hàng hóa xuất khẩu chịu sự giám sát hải quan từ khi bắt đầu kiểm tra thực tế hàng hóa đến khi ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?