Phạm vi, hệ thống ngân sách nhà nước và quan hệ giữa các cấp ngân sách được quy định như thế nào?
Ngân sách nhà nước là gì?
Theo khoản 14 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015 nêu khái niệm về ngân sách nhà nước:
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Ngân sách nhà nước
Phạm vi ngân sách nhà nước được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định về phạm vi của ngân sách nhà nước như sau:
Phạm vi ngân sách nhà nước bao gồm: thu ngân sách nhà nước. chi ngân sách nhà nước, bội chi ngân sách nhà nước và tổng mức vay của ngân sách nhà nước.
Thứ nhất, về thu ngân sách nhà nước
Thu ngân sách nhà nước bao gồm:
- Toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí
- Toàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật
- Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, về chi ngân sách nhà nước
Thêm vào đó, tại Điều 3 Nghị định 163/2016/NĐ-CP chi ngân sách nhà nước được quy định cụ thể như sau:
- Chi đầu tư phát triển gồm:
+ Chi đầu tư xây dựng cơ bản cho các dự án theo các lĩnh vực
+ Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng; các tổ chức kinh tế; các tổ chức tài chính của trung ương và địa phương; đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật
+ Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
- Chi dự trữ quốc gia.
- Chi thường xuyên cho các lĩnh vực: Quốc phòng; An ninh và trật tự, an toàn xã hội; Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề; Sự nghiệp khoa học và công nghệ; Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình; Sự nghiệp văn hóa thông tin; Sự nghiệp phát thanh, truyền hình, thông tấn; Sự nghiệp thể dục thể thao; Sự nghiệp bảo vệ môi trường; Các hoạt động kinh tế; Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội bao gồm: Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật; Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi hỗ trợ thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật; Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.
- Chi trả lãi, phí và chi phí phát sinh khác từ các khoản tiền do Chính phủ, chính quyền địa phương cấp tỉnh vay.
- Chi viện trợ của ngân sách trung ương cho các Chính phủ, tổ chức ngoài nước.
- Chi cho vay theo quy định của pháp luật.
- Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính.
- Chi chuyển nguồn từ ngân sách năm trước sang ngân sách năm sau.
- Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.
Thứ ba, về bội chi ngân sách nhà nước
Bội chi ngân sách nhà nước bao gồm: bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh
Thứ tư, về tổng mức vay của ngân sách nhà nước
Tổng mức vay của ngân sách nhà nước bao gồm: vay bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc của ngân sách nhà nước.
Hệ thống ngân sách nhà nước được thực hiện ra sao?
Theo Điều 6 Luật Ngân sách nhà nước 2015 và Điều 6 Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định về hệ thống ngân sách nhà nước như sau:
- Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương;
- Ngân sách địa phương gồm ngân sách của các cấp chính quyền địa phương, trong đó:
+ Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là ngân sách tỉnh), bao gồm ngân sách cấp tỉnh và ngân sách của các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
+ Ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là ngân sách huyện), bao gồm ngân sách cấp huyện và ngân sách của các xã, phường, thị trấn;
+ Ngân sách các xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã);
- Nguyên tắc phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi và quan hệ giữa các cấp ngân sách thực hiện theo quy định tại Điều 9 Luật Ngân sách nhà nước 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?