Phạm vi sử dụng Quỹ dự trữ ngoại hối được quy định thế nào? Quỹ dự trữ ngoại hối cho các nhu cầu đột xuất, cấp bách của Nhà nước được sử dụng thế nào?
Phạm vi sử dụng Quỹ dự trữ ngoại hối được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 50/2014/NĐ-CP quy định về phạm vi sử dụng Quỹ dự trữ ngoại hối như sau:
Phạm vi sử dụng Quỹ dự trữ ngoại hối
Quỹ dự trữ ngoại hối được sử dụng để:
1. Đầu tư trên thị trường quốc tế.
2. Thực hiện các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh.
3. Thực hiện các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương và đa phương với các ngân hàng trung ương và tổ chức tài chính quốc tế.
4. Điều chuyển và hoán đổi ngoại hối với Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng,
5. Sử dụng ngoại hối để đáp ứng nhu cầu ngoại hối đột xuất, cấp bách của Nhà nước.
Theo đó, Quỹ dự trữ ngoại hối được sử dụng cho để đầu tư trên thị trường quốc tế hoặc thực hiện các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh.
Và thực hiện các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương và đa phương với các ngân hàng trung ương và tổ chức tài chính quốc tế.
Đồng thời Quỹ dự trữ ngoại hối còn được sử dụng để điều chuyển và hoán đổi ngoại hối với Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng, hoặc sử dụng ngoại hối để đáp ứng nhu cầu ngoại hối đột xuất, cấp bách của Nhà nước.
Phạm vi sử dụng Quỹ dự trữ ngoại hối được quy định thế nào? Quỹ dự trữ ngoại hối cho các nhu cầu đột xuất, cấp bách của Nhà nước được sử dụng thế nào? (Hình từ Internet)
Việc hoán đổi ngoại hối Quỹ dự trữ ngoại hối với Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng được quy định thế nào?
Theo Điều 14 Nghị định 50/2014/NĐ-CP quy định về hoán đổi ngoại hối Quỹ dự trữ ngoại hối với Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng như sau:
Hoán đổi ngoại hối Quỹ dự trữ ngoại hối với Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc hoán đổi ngoại hối giữa Quỹ dự trữ ngoại hối và Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng nhằm mục đích bảo đảm tuân thủ cơ cấu đầu tư đã được phê duyệt của Quỹ dự trữ ngoại hối và Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng mà không làm thay đổi số dư của hai Quỹ được quy đổi ra đô la Mỹ tại thời điểm hoán đổi.
Theo đó, việc hoán đổi ngoại hối Quỹ dự trữ ngoại hối với Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng được quyết định bởi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Và việc hoán đổi này nhằm mục đích bảo đảm tuân thủ cơ cấu đầu tư đã được phê duyệt của Quỹ dự trữ ngoại hối và Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng mà không làm thay đổi số dư của hai Quỹ được quy đổi ra đô la Mỹ tại thời điểm hoán đổi.
Quỹ dự trữ ngoại hối cho các nhu cầu đột xuất, cấp bách của Nhà nước được sử dụng thế nào?
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 50/2014/NĐ-CP về sử dụng Quỹ dự trữ ngoại hối cho các nhu cầu đột xuất, cấp bách của Nhà nước như sau:
Sử dụng Quỹ dự trữ ngoại hối cho các nhu cầu đột xuất, cấp bách của Nhà nước
1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc sử dụng ngoại hối từ Quỹ dự trữ ngoại hối cho nhu cầu đột xuất, cấp bách của Nhà nước. Trường hợp sử dụng ngoại hối để tạm ứng và cho vay, Bộ Tài chính có trách nhiệm thu hồi và hoàn trả theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và quy định của pháp luật.
Trường hợp sử dụng ngoại hối từ Quỹ dự trữ ngoại hối dẫn đến thay đổi dự toán ngân sách nhà nước thì thực hiện theo quy định tại Luật Ngân sách nhà nước.
2. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ và đề nghị của Bộ Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định sử dụng ngoại hối từ Quỹ dự trữ ngoại hối.
Như vậy, việc sử dụng ngoại hối từ Quỹ dự trữ ngoại hối cho nhu cầu đột xuất, cấp bách của Nhà nước do Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Và căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ và đề nghị của Bộ Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định sử dụng ngoại hối từ Quỹ dự trữ ngoại hối.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?