Phản ánh kiến nghị về quy định hành chính giao thông vận tải có liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau thì cơ quan nào sẽ giải quyết?
- Phản ánh kiến nghị về quy định hành chính giao thông vận tải có liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau thì cơ quan nào sẽ giải quyết?
- Không thống nhất được phương án xử lý đối với phản ánh kiến nghị về quy định hành giao thông vận tải thì các cơ quan, đơn vị có liên quan phải làm gì?
- Kết quả xử lý phản ánh kiến nghị về quy định hành chính giao thông vận tải phải được công khai theo hình thức nào?
Phản ánh kiến nghị về quy định hành chính giao thông vận tải có liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau thì cơ quan nào sẽ giải quyết?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Thông tư 18/2022/TT-BGTVT quy định có quy định như sau:
Quy trình xử lý phản ánh, kiến nghị
1. Trên cơ sở các phản ánh, kiến nghị được Văn phòng Bộ chuyển thông qua Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc theo đường công văn hoặc thư điện tử công vụ kèm tệp tin văn bản có chữ ký số, cơ quan, đơn vị có trách nhiệm nghiên cứu, xử lý hoặc phối hợp xử lý phản ánh, kiến nghị theo quy trình được quy định tại Điều 14 Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về quy định hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính).
2. Trường hợp phản ánh, kiến nghị liên quan tới nhiều cơ quan, đơn vị thì Văn phòng Bộ xác định đơn vị chủ trì và các cơ quan liên quan để phối hợp xử lý.
Theo quy định trên thì nếu phản ánh kiến nghị của tổ chức, cá nhân về quy định hành chính giao thông vận tải có liên quan đến nhiều cơ quan, đơn vị thì Văn phòng Bộ Giao thông vận tải xác định đơn vị chủ trì và các cơ quan liên quan để phối hợp xử lý.
Phản ánh kiến nghị về quy định hành chính giao thông vận tải có liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau thì cơ quan nào sẽ giải quyết? (Hình từ Internet)
Không thống nhất được phương án xử lý đối với phản ánh kiến nghị về quy định hành giao thông vận tải thì các cơ quan, đơn vị có liên quan phải làm gì?
Căn cứ khoản 5 Điều 8 Thông tư 18/2022/TT-BGTVT quy định về trường hợp không thống nhất được phương án xử lý như sau:
Phân loại và giao nhiệm vụ xử lý phản ánh, kiến nghị
...
3. Các phản ánh, kiến nghị đáp ứng các nội dung, yêu cầu quy định tại Điều 5, các khoản 2, 3 và 5 Điều 6 Thông tư này nhưng không thuộc thẩm quyền quyết định, phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phản ánh, kiến nghị, Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính có trách nhiệm chuyển phản ánh, kiến nghị tới các cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền để xử lý, trả lời theo quy định của pháp luật và thông báo cho tổ chức, cá nhân được biết.
4. Các phản ánh, kiến nghị đáp ứng các nội dung, yêu cầu quy định tại Điều 5, các khoản 2, 3 và 5 Điều 6 Thông tư này thuộc thẩm quyền quyết định, phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải, Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính có trách nhiệm gửi các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ tiếp nhận, xử lý và trả lời theo quy định của pháp luật.
5. Các phản ánh, kiến nghị có liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải thuộc thẩm quyền của hai hay nhiều cơ quan, đơn vị khác nhau nhưng các cơ quan này không thống nhất được phương án xử lý, hoặc đã được các cơ quan khác trả lời nhưng người dân, doanh nghiệp không nhất trí và vẫn tiếp tục gửi phản ánh, kiến nghị, Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính tiếp nhận, chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức nghiên cứu, đề xuất Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định và trả lời theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nếu phản ánh kiến nghị về quy định hành chính giao thông vận tải có liên quan đến nhiều cơ quan, đơn vị khác nhau thì các cơ quan đơn vị cần phối hợp để tiến hành xử lý.
Trường hợp không thống nhất được phương án xử lý thì Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính tiếp nhận, chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nghiên cứu, đề xuất Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định và trả lời.
Kết quả xử lý phản ánh kiến nghị về quy định hành chính giao thông vận tải phải được công khai theo hình thức nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 11 Thông tư 18/2022/TT-BGTVT quy định về hình thức công khai kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị như sau:
Công khai kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị
...
3. Hình thức công khai kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị thực hiện theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về quy định hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính).
Theo đó, kết quả xử lý phản ánh kiến nghị về quy định hành chính giao thông vận tải phải được công khai theo các hình thức quy định tại Điều 19 Nghị định 20/2008/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 2 Nghị định 92/2017/NĐ-CP):
(1) Đăng tải trên Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị; trên Cổng thông tin hoặc Trang thông tin điện tử (website) của cơ quan.
(2) Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
(3) Gửi công văn thông báo cho cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị.
(4) Các hình thức khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?