Phân ban Việt Nam trong các Ủy ban liên Chính phủ với nước ngoài có chức năng gì? Phân ban Việt Nam này có con dấu riêng không?
Phân ban Việt Nam trong các Ủy ban liên Chính phủ với nước ngoài có chức năng gì?
Căn cứ tại Điều 3 Quyết định 30/2016/QĐ-TTg, có quy định về chức năng của Phân ban như sau:
Chức năng của Phân ban
Phân ban có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ điều phối mối quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực với nước ngoài trong khuôn khổ Ủy ban liên Chính phủ; thúc đẩy việc phát triển và tăng cường quan hệ hợp tác, triển khai thực hiện các điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế đã ký kết với nước ngoài, bảo đảm cho các Ủy ban liên Chính phủ hoạt động có hiệu quả.
Như vậy, theo quy định hiện nay thì Phân ban Việt Nam trong các Ủy ban liên Chính phủ với nước ngoài có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ điều phối mối quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực với nước ngoài trong khuôn khổ Ủy ban liên Chính phủ; thúc đẩy việc phát triển và tăng cường quan hệ hợp tác, triển khai thực hiện các điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế đã ký kết với nước ngoài, bảo đảm cho các Ủy ban liên Chính phủ hoạt động có hiệu quả.
Phân ban việt nam trong các ủy ban liên chính phủ với nước ngoài
(Hình từ Internet)
Phân ban Việt Nam trong các Ủy ban liên Chính phủ với nước ngoài có con dấu riêng không?
Căn cứ tại Điều 4 Quyết định 30/2016/QĐ-TTg, có quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động như sau:
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
1. Việc thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể Phân ban được thực hiện theo quy định của Quyết định này.
2. Phân ban không thực hiện chức năng quản lý nhà nước, không có con dấu riêng. Các thành viên của Phân ban hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
3. Phân ban trao đổi và thỏa thuận với bên nước ngoài những nguyên tắc ở cấp Chính phủ về hợp tác trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, an ninh, kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao và du lịch..., nhằm tạo ra các khuôn khổ pháp lý, môi trường hợp tác thuận lợi cho các đối tác. Các vấn đề hợp tác cụ thể do các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp của hai nước trực tiếp thỏa thuận, ký kết với nhau
Như vậy, theo quy định hiện nay thì Phân ban Việt Nam trong các Ủy ban liên Chính phủ với nước ngoài không thực hiện chức năng quản lý nhà nước, không có con dấu riêng.
Phân ban Việt Nam trong các Ủy ban liên Chính phủ với nước ngoài có những nhiệm vụ nào?
Căn cứ tại Điều 5 Quyết định 30/2016/QĐ-TTg, có quy định về nhiệm vụ của Phân ban như sau:
Nhiệm vụ của Phân ban
Phân ban có những nhiệm vụ sau đây:
1. Đề xuất, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương nghiên cứu khả năng mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, an ninh, kinh tế, thương mại, đầu tư, tài chính, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao và du lịch với nước ngoài; đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng trong khuôn khổ Ủy ban liên Chính phủ.
2. Giúp Thủ tướng Chính phủ đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương, trong phạm vi hoạt động của Ủy ban liên Chính phủ, chuẩn bị nội dung, đàm phán, ký kết các văn bản thỏa thuận với nước có quan hệ hợp tác thuộc cấp Nhà nước quản lý phù hợp với chức năng đã được giao của từng cơ quan.
3. Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, đôn đốc, tổ chức phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương thực hiện các thỏa thuận, nghĩa vụ đã cam kết trên các lĩnh vực hợp tác trong khuôn khổ Ủy ban liên Chính phủ; trao đổi ý kiến với bên nước ngoài nhằm tìm các giải pháp tạo điều kiện cho cả hai bên hoàn thành tốt nghĩa vụ của mình.
4. Chủ trì hoặc phối hợp với phía nước ngoài ngoài tổ chức các kỳ họp của Ủy ban liên Chính phủ với nội dung kiểm điểm tình hình thực hiện các thỏa thuận tại kỳ họp trước, đề ra phương hướng và biện pháp tăng cường hợp tác cho thời kỳ tiếp theo. Định kỳ tổ chức các cuộc họp của Phân ban Việt Nam để đánh giá kết quả hợp tác và bàn các biện pháp tiếp tục triển khai thực hiện các thỏa thuận tại Biên bản kỳ họp Ủy ban liên Chính phủ.
5. Thực hiện chế độ báo cáo về tổ chức và hoạt động của Phân ban quản lý hồ sơ, tài liệu, kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định hiện nay thì Phân ban Việt Nam trong các Ủy ban liên Chính phủ với nước ngoài có những nhiệm vụ sau:
- Đề xuất, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương nghiên cứu khả năng mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, an ninh, kinh tế, thương mại, đầu tư, tài chính, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao và du lịch với nước ngoài; đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng trong khuôn khổ Ủy ban liên Chính phủ.
- Giúp Thủ tướng Chính phủ đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương, trong phạm vi hoạt động của Ủy ban liên Chính phủ, chuẩn bị nội dung, đàm phán, ký kết các văn bản thỏa thuận với nước có quan hệ hợp tác thuộc cấp Nhà nước quản lý phù hợp với chức năng đã được giao của từng cơ quan.
- Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, đôn đốc, tổ chức phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương thực hiện các thỏa thuận, nghĩa vụ đã cam kết trên các lĩnh vực hợp tác trong khuôn khổ Ủy ban liên Chính phủ; trao đổi ý kiến với bên nước ngoài nhằm tìm các giải pháp tạo điều kiện cho cả hai bên hoàn thành tốt nghĩa vụ của mình.
- Chủ trì hoặc phối hợp với phía nước ngoài ngoài tổ chức các kỳ họp của Ủy ban liên Chính phủ với nội dung kiểm điểm tình hình thực hiện các thỏa thuận tại kỳ họp trước, đề ra phương hướng và biện pháp tăng cường hợp tác cho thời kỳ tiếp theo. Định kỳ tổ chức các cuộc họp của Phân ban Việt Nam để đánh giá kết quả hợp tác và bàn các biện pháp tiếp tục triển khai thực hiện các thỏa thuận tại Biên bản kỳ họp Ủy ban liên Chính phủ.
- Thực hiện chế độ báo cáo về tổ chức và hoạt động của Phân ban quản lý hồ sơ, tài liệu, kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?