Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015?

Chị ơi, chị có thể giúp em phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định Bộ luật Hình sự 2015 không ạ? 2 tội này có những điểm giống và khác nhau như thế nào? Đây là câu hỏi của bạn Q.L đến từ Trà Vinh.

Điểm giống nhau của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản

Điểm giống nhau cơ bản của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản đều là tội xâm phạm sở hữu được quy định tại Chương XVI Bộ luật Hình sự 2015. Cả hai tội phạm này là đều xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản và nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác.

Người phạm tội có lỗi cố ý trực tiếp; mục đích, động cơ phạm tội là chiếm đoạt tài sản của người khác.

phân biệt tội

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản (Hình từ Internet)

Điểm khác nhau của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản


Tiêu chí

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Hình phạt

Tội cưỡng đoạt tài sản

Hình phạt

CCPL

Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017


Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015



Cấu thành tội phạm khi giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ 2.000.000 đồng trở lên, còn nếu tài sản bị chiếm đoạt dưới 2.000.000 đồng thì phải kèm theo điều kiện theo quy định.


Nếu người phạm tội chưa gây ra hậu quả nhưng có ý thức chiếm đoạt và đã thực hiện hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản là tội phạm đã hoàn thành.


Hành vi

Dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác.


Đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.


Định khung hình phạt

Chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

Nếu tài sản bị chiếm đoạt dưới 2.000.000 đồng thì phải kèm theo điều kiện:

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các Điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm

Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm


Đe dọa sẽ dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản;

Hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.

Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm


Có tổ chức;

Có tính chất chuyên nghiệp;

Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

Tái phạm nguy hiểm;

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm


Có tổ chức;

Có tính chất chuyên nghiệp;

Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

Tái phạm nguy hiểm.

Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm


Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

- Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm

Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm


Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm

Hoặc tù chung thân


Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

phạt tù từ 12 năm đến 20 năm

Hình phạt bổ sung

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng,

Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm;

Hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.


Bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;

Hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.


Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017

Người từ đủ 16 tuổi trở lên.


Người từ đủ 16 tuổi trở lên.

Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự khi phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 170 Bộ luật Hình sự.


Người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù trong những trường hợp nào?

Người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù trong những trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 67 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

- Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;

- Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;

- Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

- Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm.

Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 Bộ luật Hình sự 2015.

Cưỡng đoạt tài sản Tải về quy định liên quan đến Cưỡng đoạt tài sản:
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Cưỡng đoạt tài sản bao nhiêu thì bị xử lý hình sự? Tuổi chịu trách nhiệm hình sự tội cưỡng đoạt tài sản là bao nhiêu?
Pháp luật
Hiện nay, có thể tố giác tội phạm về lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng trên ứng dụng VNeID chưa?
Pháp luật
Lừa đảo hay thật việc luật sư thu hồi tiền bị treo trên app vay cho nạn nhân? Quyền và nghĩa vụ của Luật sư là gì?
Pháp luật
Trình báo công an khi bị “scam vé” qua đường dây nóng? Hồ sơ tố cáo gồm những tài liệu gì và ở đâu?
Pháp luật
Hotline trình báo về lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng là gì? Hồ sơ tố cáo lừa đảo bao gồm những giấy tờ gì?
Pháp luật
'Phông bạt từ thiện' là gì? Sửa chữa, làm giả bill chuyển khoản nhưng không gây thiệt hại có vi phạm pháp luật?
Pháp luật
Mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới nhất năm 2024? Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử phạt hành chính như thế nào?
Pháp luật
Tải mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng? Nhận diện và phòng chống 24 hình thức lừa đảo trực tuyến?
Pháp luật
Những chiêu trò lừa đảo trên mạng và chế tài xử lý đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác?
Pháp luật
Bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải đi đâu trình báo? Cần mang theo những bằng chứng gì và sử dụng những nguồn bằng chứng nào mới đúng quy định pháp luật?
Pháp luật
Làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì bị xử lý hình sự về tội nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cưỡng đoạt tài sản
4,300 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cưỡng đoạt tài sản Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cưỡng đoạt tài sản Xem toàn bộ văn bản về Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào