Phân công quản lý công chức viên chức trong đơn vị sự nghiệp của Bộ Tư pháp hiểu như thế nào? Việc phân công này cần đảm bảo những nguyên tắc gì?
- Phân công quản lý công chức viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Bộ Tư pháp được hiểu như thế nào?
- Việc phân công quản lý công chức viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Bộ Tư pháp cần đảm bảo những nguyên tắc gì?
- Thứ trưởng phụ trách đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp được phân công quyết định nội dung quản lý công chức, viên chức đối với đơn vị như thế nào?
Phân công quản lý công chức viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Bộ Tư pháp được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Quy chế phân công, phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động trong các đơn vị sự nghiệp của Bộ Tư pháp Ban hành kèm theo Quyết định 518/QĐ-BTP năm 2019 quy định như sau:
“Phân công” là việc Bộ trưởng giao nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng cho Thứ trưởng để giúp Bộ trưởng tổ chức thực hiện và Thứ trưởng được sử dụng quyền hạn, nhân danh Bộ trưởng khi giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về các quyết định của mình.
Theo đó, phân công quản lý công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Bộ Tư pháp được hiểu là việc Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng cho Thứ trưởng để giúp Bộ trưởng tổ chức thực hiện và Thứ trưởng được sử dụng quyền hạn, nhân danh Bộ trưởng khi giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công.
Đồng thời, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về các quyết định của mình.
Phân công quản lý công chức viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Bộ Tư pháp (Hình từ Internet)
Việc phân công quản lý công chức viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Bộ Tư pháp cần đảm bảo những nguyên tắc gì?
Căn cứ theo Điều 3 Quy chế phân công, phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động trong các đơn vị sự nghiệp của Bộ Tư pháp Ban hành kèm theo Quyết định 518/QĐ-BTP năm 2019 quy định như sau:
Nguyên tắc phân công, phân cấp
1. Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, sự lãnh đạo của Đảng, sự thống nhất quản lý nhà nước của Bộ trưởng đối với đội ngũ công chức, viên chức và người lao động của Bộ Tư pháp; tuân thủ đầy đủ các quy định của Đảng, Nhà nước và Bộ Tư pháp về điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục khi quyết định các nội dung quản lý công chức, viên chức và người lao động được phân công, phân cấp.
2. Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, phát huy tính chủ động, đề cao trách nhiệm của Thứ trưởng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ và Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp thuộc Cục trong quản lý công chức, viên chức.
3. Phân cấp thẩm quyền quản lý công chức, viên chức theo mức độ tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tài chính và khả năng quản lý của các đơn vị, đi đôi với việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; đảm bảo việc tuân thủ các quy định của pháp luật, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý công chức, viên chức, người lao động và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ và đơn vị sự nghiệp thuộc Cục.
Như vậy, nguyên tắc phân công quản lý công chức viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Bộ Tư pháp được quy định cụ thể trên.
Thứ trưởng phụ trách đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp được phân công quyết định nội dung quản lý công chức, viên chức đối với đơn vị như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Quy chế phân công, phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động trong các đơn vị sự nghiệp của Bộ Tư pháp Ban hành kèm theo Quyết định 518/QĐ-BTP năm 2019 quy định như sau:
Thẩm quyền của Thứ trưởng phụ trách đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ
Thứ trưởng phụ trách đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ được phân công quyết định nội dung quản lý công chức, viên chức đối với đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ phụ trách như sau:
1. Về công tác quy hoạch:
Quyết định quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng của đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ do Thứ trưởng phụ trách.
2. Về bổ nhiệm cán bộ:
Phê duyệt chủ trương kiện toàn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho từ chức, cho thôi chức vụ đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng của đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên, trừ Trường Đại học Luật Hà Nội và Học viện Tư pháp.
3. Về tuyển dụng, tiếp nhận, thuyên chuyển viên chức:
a) Phê duyệt kế hoạch, kết quả tuyển dụng, đề nghị tiếp nhận, thuyên chuyển, biệt phái viên chức đối với đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và Viện Khoa học pháp lý, trừ Trường Đại học Luật Hà Nội và Học viện Tư pháp;
b) Quyết định việc tuyển dụng, tiếp nhận, thuyên chuyển, biệt phái viên chức của đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
4. Về xét chuyển, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức:
a) Quyết định xét chuyển chức danh nghề nghiệp ở hạng II đối với viên chức đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên, trừ Trường Đại học Luật Hà Nội và Học viện Tư pháp;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và Bộ quản lý về chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng III lên hạng II; cử công chức, viên chức đi dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng III lên hạng II do các Bộ, ngành tổ chức; bổ nhiệm và xếp lương sau khi có kết quả thi hoặc xét thăng hạng từ hạng III lên hạng II;
c) Phê duyệt kế hoạch và kết quả thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức từ hạng IV lên hạng III đối với đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên, Trường Đại học Luật Hà Nội và Học viện Tư pháp; tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức từ hạng IV lên hạng III; bổ nhiệm và xếp lương sau khi có kết quả thi hoặc xét thăng hạng từ hạng IV lên hạng III đối với đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
5. Về cử công chức, viên chức tham gia công tác ở trong nước:
Quyết định cử người đứng đầu đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ tham gia công tác ở trong nước khi cơ quan ngoài Bộ đề nghị Bộ Tư pháp cử người tham gia.
6. Về thực hiện chế độ, chính sách:
Quyết định cho nghỉ không hưởng lương; thông báo và quyết định cho nghỉ hưu, thôi việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ.
7. Về đánh giá, phân loại công chức, viên chức:
Đánh giá, phân loại công chức hàng năm đối với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ.
8. Về giải quyết tinh giản biên chế:
Phê duyệt chủ trương giải quyết chế độ tinh giải biên chế đối với viên chức từ lãnh đạo cấp phòng trở xuống của đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ.
Như vậy, Thứ trưởng phụ trách đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp được phân công quyết định nội dung quản lý công chức viên chức đối với đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ phụ trách về những vấn đề theo quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu sơ yếu lý lịch trích ngang công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính? Tải file word sơ yếu lý lịch trích ngang?
- Thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 khi nào? Huế là thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2025 đúng không?
- Diễn văn bế mạc kỷ niệm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 tháng 12? Tải về mẫu diễn văn bế mạc?
- Nội dung của chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực hợp tác xã? Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực?
- Hồ sơ kê khai tài sản thu nhập hằng năm của cán bộ công chức gồm mấy bản kê khai tài sản thu nhập? Cách kê khai theo Nghị định 130?