Phần đất gắn liền công trình điện không thể tách khỏi khuôn viên trụ sở làm việc thì quyền sở hữu công trình điện thuộc Bên giao hay Bên nhận?
- Việc chuyển giao công trình điện sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam có được thực hiện hoàn trả vốn không?
- Phần đất gắn liền công trình điện không thể tách khỏi khuôn viên trụ sở làm việc thì quyền sở hữu công trình điện thuộc Bên giao hay Bên nhận?
- Công trình điện được chuyển giao có bao gồm hệ thống điện độc lập tại biên giới không?
Việc chuyển giao công trình điện sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam có được thực hiện hoàn trả vốn không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 02/2024/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc chuyển giao công trình điện sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam
...
3. Việc chuyển giao công trình điện sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam được thực hiện theo phương thức Bên giao ghi giảm tài sản, Tập đoàn Điện lực Việt Nam ghi tăng tài sản, tăng vốn nhà nước đầu tư tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam theo giá trị công trình điện tại thời điểm chuyển giao; việc xác định giá trị công trình điện chuyển giao được thực hiện theo quy định tại Nghị định này; không thực hiện hoàn trả vốn đối với các công trình điện chuyển giao. Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện ghi tăng tài sản, ghi tăng vốn đầu tư của Tập đoàn Điện lực Việt Nam tại các đơn vị điện lực theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy chế quản lý tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì công trình điện chuyển giao sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam không được thực hiện hoàn trả vốn.
Theo đó, việc chuyển giao công trình điện sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam được thực hiện theo phương thức Bên giao ghi giảm tài sản, Tập đoàn Điện lực Việt Nam ghi tăng tài sản, tăng vốn nhà nước đầu tư tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam theo giá trị công trình điện tại thời điểm chuyển giao.
Việc xác định giá trị công trình điện chuyển giao được thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện ghi tăng tài sản, ghi tăng vốn đầu tư của Tập đoàn Điện lực Việt Nam tại các đơn vị điện lực theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy chế quản lý tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Việc chuyển giao công trình điện sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam có được thực hiện hoàn trả vốn không? (Hình từ Internet)
Phần đất gắn liền công trình điện không thể tách khỏi khuôn viên trụ sở làm việc thì quyền sở hữu công trình điện thuộc Bên giao hay Bên nhận?
Theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 02/2024/NĐ-CP có quy định về việc xử lý đất gắn với công trình điện chuyển giao như sau:
Xử lý đất gắn với công trình điện chuyển giao
1. Trường hợp công trình điện nằm trong khuôn viên trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc nằm trong phạm vi tài sản kết cấu hạ tầng mà không thể tách khỏi khuôn viên trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, phạm vi tài sản kết cấu hạ tầng thì quyền sử dụng đất đối với phần diện tích đất gắn với công trình điện tiếp tục thuộc về Bên giao, công trình điện gắn với đất thuộc quyền sở hữu hợp pháp của Bên nhận. Bên giao thực hiện ký thỏa thuận với Bên nhận và có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện thuận lợi cho Bên nhận thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa, quản lý vận hành công trình điện. Sau khi bàn giao công trình điện, trường hợp Bên giao có yêu cầu di chuyển công trình điện từ vị trí hiện tại đến vị trí mới, thì Bên giao phải có văn bản thông báo cho Bên nhận biết và có trách nhiệm phối hợp với Bên nhận để liên hệ với cơ quan có thẩm quyền về quản lý đất đai và các cơ quan chức năng có liên quan để bố trí vị trí mới phục vụ việc di chuyển theo quy định của pháp luật về đất đai, bảo đảm thuận tiện cho công tác quản lý vận hành. Chi phí tháo dỡ công trình điện tại vị trí cũ, vận chuyển, xây dựng, lắp đặt công trình điện tại vị trí mới và các chi phí khác liên quan đến việc di chuyển công trình điện do bên có yêu cầu di chuyển chi trả.
...
Như vậy, trường hợp công trình điện nằm trong khuôn viên trụ sở làm việc mà không thể tách khỏi thì công trình điện gắn với đất thuộc quyền sở hữu hợp pháp của Bên nhận.
Bên cạnh đó, quyền sử dụng đất đối với phần diện tích đất gắn với công trình điện thuộc về Bên giao.
Theo đó, trường hợp Bên giao có yêu cầu di chuyển công trình điện từ vị trí hiện tại đến vị trí mới thì phải có văn bản thông báo cho Bên nhận biết và có trách nhiệm phối hợp với Bên nhận để liên hệ với cơ quan có thẩm quyền về quản lý đất đai và các cơ quan chức năng có liên quan để bố trí vị trí mới phục vụ việc di chuyển theo quy định của pháp luật về đất đai, bảo đảm thuận tiện cho công tác quản lý vận hành.
Công trình điện được chuyển giao có bao gồm hệ thống điện độc lập tại biên giới không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 02/2024/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công trình điện bao gồm:
a) Đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp từ 110kV trở lên;
b) Đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp dưới 110kV;
c) Hệ thống điện độc lập tại nông thôn, miền núi, biên giới và các khu vực biển, đảo thuộc chủ quyền quốc gia của Việt Nam chưa nối lưới điện quốc gia;
d) Nhà máy điện, thiết bị, lưới điện đấu nối nhà máy điện với hệ thống điện quốc gia và các công trình phụ trợ của Nhà máy điện.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên công trình điện được chuyển giao bao gồm hệ thống điện độc lập tại biên giới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?