Phần đường có tốc độ thiết kế từ 60km/h trở lên có cần phải có dải dẫn hướng hay không? Phần đường chỉ có hai làn xe ô tô thì có cần bố trí dải phân cách giữa hay không?

Cho tôi hỏi trong thiết kế xây dựng đường dành cho xe ô tô chạy với tốc độ 60km/h trở lên thì có phải bố trí dải dẫn hướng hay không? Dải phân cách cho làn xe ô tô có được đặt ở làn đường cho có 2 làn cho xe ô tô hay không?

Yêu cầu về thiết kế đối với đường dành cho xe ô tô ra sao?

Theo tiểu mục 3.1 Mục 3 TCVN 4054:2005 về đường ôtô - yêu cầu thiết kế do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quy định về yêu cầu thiết kế như sau:

"3 Quy định chung
3.1 Yêu cầu thiết kế
3.1.1 Yêu cầu chung khi thiết kế là không chỉ tuân theo đầy đủ các quy định trong tiêu chuẩn này, mà phải nghiên cứu nhiều mặt để có một tuyến đường an toàn, hiệu quả và định hướng phát triển bền vững, lâu dài.
3.1.2 Phải phối hợp tốt các yếu tố của tuyến đường: bình đồ, mặt cắt dọc, mặt cắt ngang và tận dụng địa hình để tạo nên một tuyến đường đều đặn trong không gian, đảm bảo tốt tầm nhìn và ổn định cơ học, nhằm thực hiện các mục tiêu:
– đáp ứng lưu lượng xe phục vụ thích hợp để đảm bảo chất lượng dòng xe thông hành hợp lý;
– đảm bảo an toàn tối đa và thuận tiện cho các phương tiện và người sử dụng đường;
– có hiệu quả tốt về kinh tế qua các chỉ tiêu đánh giá, qua các chi phí về xây dựng công trình và duy tu bảo dưỡng, qua các chi phí về giá thành vận tải, thời gian vận tải, dự báo tai nạn giao thông;
– giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường, tạo cân bằng sinh thái hợp lý để đường trở thành một công trình mới đóng góp tốt cho vẻ đẹp cảnh quan của khu vực đặt tuyến.
3.1.3 Về nguyên tắc, đường ô tô cấp cao (cấp I, II và III) tránh đi qua các khu dân cư. Khi thiết kế phải xét tới:
– sự tiếp nối của đường với các đô thị, nhất là các đô thị lớn;
– tìm biện pháp cách ly với giao thông địa phương, nhất là đối với đường cấp cao để đảm bảo tính cơ động của giao thông.
Đường ô tô phải thực hiện hai chức năng là đảm bảo tính:
– cơ động, thể hiện ở tốc độ cao, rút ngắn thời gian hành trình và an toàn khi xe chạy;
– tiếp cận, xe tới được mục tiêu cần đến một cách thuận lợi.
Hai chức năng này không tương hợp. Vì vậy với các đường cấp cao, lưu lượng lớn, hành trình dài cần khống chế tính tiếp cận để đảm bảo tính cơ động; với đường cấp thấp( cấp IV, V, VI) đảm bảo tốt tính tiếp cận.
Đối với đường cấp cao phải đảm bảo:
– Cách ly giao thông địa phương với giao thông chạy suốt trên các đường cấp cao.
– Nên đi tránh các khu dân cư, nhưng phải chú ý đến sự tiếp nối với các đô thị, nhất là các đô thị lớn có yêu cầu giao thông xuyên tâm.
3.1.4 Phải xét tới các phương án đầu tư phân kỳ trên cơ sở phương án tổng thể lâu dài. Phương án phân kỳ được đầu tư thích hợp với lượng xe cận kỳ nhưng phải là một bộ phận của tổng thể, tức là sau này sẽ tận dụng được toàn bộ hay phần lớn các công trình đã xây dựng phân kỳ. Khi thực hiện phương án phân kỳ phải xét đến việc dự trữ đất dùng cho công trình hoàn chỉnh sau này."

Theo đó, người thiết kế phải đảm bảo phần thiết kế đường dành cho xe ô tô đáp ứng được các yêu cầu theo tiêu chuẩn nêu trên.

Phần đường có tốc độ thiết kế từ 60km/h trở lên có cần phải có dải dẫn hướng hay không?

Phần đường có tốc độ thiết kế từ 60km/h trở lên có cần phải có dải dẫn hướng hay không?

Phần đường có tốc độ thiết kế từ 60km/h trở lên có cần phải có dải dẫn hướng hay không?

Căn cứ theo tiểu mục 4.3 Mục 4 TCVN 4054:2005 về đường ôtô - yêu cầu thiết kế do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quy định về phần lề đường như sau:

"4 Mặt cắt ngang
...
4.3 Lề đường
4.3.1 Tuỳ thuộc cấp đường, lề đường có một phần được gia cố theo chiều rộng quy định trong Bảng 6 và Bảng 7 (trị số trong ngoặc ở hàng chiều rộng lề). Kết cấu của lề đường gia cố được quy định theo điều 8.8.
4.3.2 Đường có tốc độ thiết kế từ 60 km/h trở lên phải có dải dẫn hướng. Dải dẫn hướng là vạch kẻ liền (trắng hoặc vàng) rộng 20 cm nằm trên lề gia cố, sát với mép phần mặt đường. ở các chỗ cho phép xe qua, như ở nút giao thông, chỗ tách nhập các làn... dải dẫn hướng kẻ bằng nét đứt (theo điều lệ báo hiệu đường bộ). Trường hợp trên đường cấp III có bố trí dải phân cách bên để tách riêng làn xe đạp trên lề gia cố, thì thay thế bằng hai vạch liên tục màu trắng, chiều rộng mỗi vạch là 10 cm và mép vạch cách nhau 10 cm (tổng chiều rộng cả hai vạch là 30 cm).
4.3.3 Tại các vị trí có làn xe phụ như làn phụ leo dốc, làn chuyển tốc..., các làn xe phụ sẽ thế chỗ phần lề gia cố. Chiều rộng phần lề đất còn lại nếu không đủ, cần mở rộng nền đường để đảm bảo phần lề đất còn lại tối thiểu là 0,5 m.
4.3.4 Đường dành cho xe thô sơ
Đối với đường cấp I và cấp II, phải tách xe thô sơ ra khỏi làn xe cơ giới (như quy định ở Bảng 5) để đi chung với các xe địa phương ở đường bên; đường cấp III, xe thô sơ đi trên lề gia cố (được tách riêng với làn xe cơ giới bằng dải phân cách bên, xem điều 4.5).
Chiều rộng mặt đường xe đạp (b) của một hướng tính bằng mét, theo công thức:
b = 1 x n + 0,5
trong đó: n là số làn xe đạp theo một hướng.
Năng lực thông hành một làn xe đạp là 800 xe đạp/h/một chiều. Trường hợp đường xe đạp bố trí ở trên phần lề gia cố thì khi cần mở rộng lề gia cố cho đủ chiều rộng b (chiều rộng lề gia cố lúc này bằng b cộng thêm chiều rộng dải phân cách bên). Chiều rộng mặt đường xe đạp phải được kiểm tra thêm về khả năng lưu thông của các loại xe thô sơ khác.
4.3.5 Lớp mặt của đường xe thô sơ phải có độ bằng phẳng tương đương với làn xe ô tô bên cạnh."

Theo đó phần đường có tốc độ thiết kế từ 60 km/h trở lên phải có dải dẫn hướng. Dải dẫn hướng là vạch kẻ liền (trắng hoặc vàng) rộng 20 cm nằm trên lề gia cố, sát với mép phần mặt đường. ở các chỗ cho phép xe qua, như ở nút giao thông, chỗ tách nhập các làn... dải dẫn hướng kẻ bằng nét đứt (theo điều lệ báo hiệu đường bộ).

Phần đường chỉ có hai làn xe ô tô thì có cần bố trí dải phân cách giữa hay không?

Theo tiểu mục 4.4 Mục 4 TCVN 4054:2005 về đường ôtô - yêu cầu thiết kế do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quy định về dải phân cách giữa như sau:

"4.4 Dải phân cách giữa
4.4.1 Dải phân cách giữa chỉ được bố trí khi đường có bốn làn xe trở lên (xem Bảng 5) và gồm có phần phân cách và hai phần an toàn có gia cố ở hai bên. Kích thước tối thiểu của dải phân cách được qui định trong Bảng 8, xem Hình 1.
Bảng cấu tạo tối thiểu dải phân cách giữa
bảng vẽ cấu tạo tối thiểu dải phân cách giữa
chú dẫn:
a) nâng cao; b/ cùng độ cao, có phủ mặt đường; c/ hạ thấp thu nước vào giữa"

Như vậy, dải phân cách giữa chỉ được bố trí khi đường có bốn làn xe trở lên và gồm có phần phân cách và hai phần an toàn có gia cố ở hai bên.

Đường dành cho xe ô tô
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phần đường có tốc độ thiết kế từ 60km/h trở lên có cần phải có dải dẫn hướng hay không? Phần đường chỉ có hai làn xe ô tô thì có cần bố trí dải phân cách giữa hay không?
Pháp luật
Trong thiết kế đường dành cho xe ô tô phải đảm bảo tầm nhìn tối thiểu của xe chạy trên đường như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đường dành cho xe ô tô
4,999 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đường dành cho xe ô tô

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đường dành cho xe ô tô

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào