Phân hiệu của trường đại học bị giải thể trong những trường hợp nào? Ai có thẩm quyền giải thể phân hiệu của trường đại học?
Phân hiệu của trường đại học bị giải thể trong những trường hợp nào?
Tại khoản 1 Điều 96 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thể trường đại học, phân hiệu của trường đại học
1. Trường đại học, phân hiệu của trường đại học bị giải thể trong những trường hợp sau đây:
a) Vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về quản lý và tổ chức hoạt động của trường đại học, phân hiệu của trường đại học;
b) Hết thời hạn đình chỉ ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động đào tạo mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ;
c) Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
d) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường đại học; phân hiệu của trường đại học;
đ) Không thực hiện đúng cam kết thể hiện trong đề án được phê duyệt hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực.
...
Theo đó, phân hiệu của trường đại học bị giải thể trong những trường hợp sau:
- Vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về quản lý và tổ chức hoạt động của trường đại học, phân hiệu của trường đại học;
- Hết thời hạn đình chỉ ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động đào tạo mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ;
- Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
- Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường đại học; phân hiệu của trường đại học;
- Không thực hiện đúng cam kết thể hiện trong đề án được phê duyệt hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực.
Phân hiệu của trường đại học (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền giải thể phân hiệu của trường đại học?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 96 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thể trường đại học, phân hiệu của trường đại học
...
2. Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền giải thể trường đại học. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có thẩm quyền giải thể phân hiệu của trường đại học.
...
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có thẩm quyền giải thể phân hiệu của trường đại học.
Giải thể phân hiệu của trường đại học cần chuẩn bị những hồ sơ gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 96 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thể trường đại học, phân hiệu của trường đại học
...
3. Hồ sơ giải thể trường đại học, phân hiệu của trường đại học bao gồm:
a) Công văn đề nghị giải thể trường đại học, phân hiệu của trường đại học của cơ quan chủ quản hoặc của tổ chức, cá nhân thành lập trường đại học, phân hiệu của trường đại học trong đó nêu rõ lý do, mục đích giải thể trường;
b) Phương án giải thể trường đại học, phân hiệu của trường đại học, trong đó nêu rõ các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên; phương án giải quyết tài chính, tài sản của nhà trường.
4. Trình tự thực hiện:
a) Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ đề nghị giải thể trường đại học, phân hiệu của trường đại học và tổ chức thẩm định. Việc thẩm định hồ sơ đề nghị giải thể trường đại học, phân hiệu của trường đại học được thực hiện như đối với thành lập trường đại học theo quy định tại Nghị định này;
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không đáp ứng được yêu cầu quy định, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo cho tổ chức, cá nhân thành lập trường đại học, phân hiệu của trường đại học bổ sung và hoàn thiện hồ sơ xin giải thể trường;
- Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đáp ứng yêu cầu quy định, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan thẩm định hồ sơ đề nghị giải thể, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đối với trường đại học hoặc quyết định đối với phân hiệu của trường đại học.
b) Trong trường hợp trường đại học, phân hiệu của trường đại học vi phạm một trong các nội dung quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này mà không có đề nghị của cơ quan chủ quản hoặc của tổ chức, cá nhân thành lập trường thì Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm phối hợp với các bộ, ngành có liên quan thẩm định các điều kiện bị giải thể của trường đại học trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định giải thể đối với trường đại học hoặc xem xét, quyết định giải thể đối với phân hiệu của trường đại học.
...
Như vậy, giải thể phân hiệu của trường đại học cần chuẩn bị những hồ sơ sau:
- Công văn đề nghị giải thể phân hiệu của trường đại học của cơ quan chủ quản hoặc của tổ chức, cá nhân thành lập trường đại học, phân hiệu của trường đại học trong đó nêu rõ lý do, mục đích giải thể trường;
- Phương án giải thể phân hiệu của trường đại học, trong đó nêu rõ các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên; phương án giải quyết tài chính, tài sản của nhà trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?