Phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng được pháp luật quy định ra sao trong hệ thống giáo dục?

Tôi đang tìm hiểu về các vấn đề giáo dục để viết báo cáo. Cho nên tôi muốn hỏi rằng hiện nay phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng được pháp luật quy định ra sao? Các quy định về hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng như thế nào? Theo quy định hiện nay có tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, đoàn thể, tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp hay không?

Theo quy định hiện nay có tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, đoàn thể, tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp hay không?

Căn cứ Điều 17 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định về tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, đoàn thể, tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp như sau:

- Tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, đoàn thể, tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thành lập và hoạt động theo điều lệ của tổ chức mình và theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm tạo điều kiện cho tổ chức Đảng, đoàn thể và tổ chức xã hội được thành lập và hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo đó tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, đoàn thể, tổ chức xã hội vẫn được tổ chức thành lập và hoạt động ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Trường trung cấp

Trường trung cấp 

Phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng được pháp luật quy định ra sao?

Căn cứ Điều 16 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định về phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng như sau:

- Phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng thuộc cơ cấu tổ chức và chịu sự quản lý, điều hành của hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng. Phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng không có tư cách pháp nhân độc lập, đặt ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với nơi đặt trụ sở chính của trường trung cấp, trường cao đẳng, chịu sự quản lý nhà nước theo lãnh thổ nơi đặt phân hiệu theo quy định của pháp luật.

- Phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng thực hiện các nhiệm vụ theo sự điều hành của hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng, báo cáo với người đứng đầu trường trung cấp, trường cao đẳng về các hoạt động của phân hiệu, báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi đặt phân hiệu về các hoạt động liên quan đến thẩm quyền quản lý của địa phương.

- Điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập; thẩm quyền, thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập, đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng được thực hiện theo quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này.

Các quy định về hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng như thế nào?

Căn cứ Điều 14 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định về hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng như sau:

- Hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng là người đứng đầu trường trung cấp, trường cao đẳng, đại diện cho nhà trường trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường. Nhiệm kỳ của hiệu trưởng là 05 năm. Hiệu trưởng được bổ nhiệm và bổ nhiệm lại theo nhiệm kỳ và không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.

Hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng công lập là chủ tài khoản, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ công tác quản lý tài chính và tài sản của nhà trường.

- Hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

+ Có phẩm chất, đạo đức tốt, đã có ít nhất là 05 năm làm công tác giảng dạy hoặc tham gia quản lý giáo dục nghề nghiệp;

+ Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với hiệu trưởng trường trung cấp; có bằng thạc sỹ trở lên đối với hiệu trưởng trường cao đẳng;

+ Đã qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục nghề nghiệp;

+ Có đủ sức khỏe; bảo đảm độ tuổi để tham gia ít nhất một nhiệm kỳ hiệu trưởng đối với việc bổ nhiệm hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng công lập.

- Hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Ban hành các quy chế, quy định trong trường trung cấp, trường cao đẳng theo nghị quyết của hội đồng trường, hội đồng quản trị;

+ Tổ chức thực hiện nghị quyết của hội đồng trường, hội đồng quản trị;

+ Quyết định thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các tổ chức của nhà trường theo nghị quyết của hội đồng trường, hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức các chức danh trưởng, phó các tổ chức của nhà trường;

+ Xây dựng quy hoạch và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý; quyết định cơ cấu, số lượng người làm việc và quyết định trả lương theo hiệu quả, chất lượng công việc; tuyển dụng viên chức, người lao động theo nhu cầu của nhà trường; ký kết hợp đồng làm việc và hợp đồng lao động, quản lý, sử dụng và chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật;

+ Tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo, hợp tác quốc tế, kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp và phối hợp với doanh nghiệp trong tổ chức đào tạo;

+ Quản lý cơ sở vật chất, tài sản, tài chính và tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực huy động được để phục vụ cho hoạt động đào tạo của trường theo quy định của pháp luật;

+ Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự giám sát, thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật;

+ Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; chịu sự giám sát của cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường;

+ Hằng năm, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng và ban giám hiệu trước hội đồng trường, hội đồng quản trị;

+ Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

- Thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận, miễn nhiệm, cách chức hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng được quy định như sau:

+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức hiệu trưởng trường trung cấp, hiệu trưởng trường cao đẳng công lập trực thuộc;

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận, không công nhận hiệu trưởng trường trung cấp tư thục trên địa bàn theo đề nghị của hội đồng quản trị;

+ Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương công nhận, không công nhận hiệu trưởng trường cao đẳng tư thục theo đề nghị của hội đồng quản trị.

- Thủ tục bổ nhiệm, công nhận, miễn nhiệm, cách chức hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng được quy định trong Điều lệ trường trung cấp, Điều lệ trường cao đẳng.

Phân hiệu
Phân hiệu của trường trung cấp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Chuyển từ Đại học Luật Hà Nội phân hiệu Đắk Lắk đến trụ sở chính được không?
Pháp luật
Thủ tục thành lập phân hiệu trường trung cấp công lập trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được quy định thế nào?
Pháp luật
Phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng được pháp luật quy định ra sao trong hệ thống giáo dục?
Pháp luật
Thủ tục cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài?
Pháp luật
Thủ tục cho phép thành lập phân hiệu trường trung cấp, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phân hiệu
3,014 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phân hiệu Phân hiệu của trường trung cấp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phân hiệu Xem toàn bộ văn bản về Phân hiệu của trường trung cấp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào