Phân loại chợ theo nguồn vốn bao gồm những loại nào? Việc phân loại chợ thuộc thẩm quyền của ai?
Phân loại chợ theo nguồn vốn bao gồm những loại nào?
Phân loại chợ theo nguồn vốn được quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 60/2024/NĐ-CP như sau:
Phân loại chợ
...
3. Phân loại chợ theo nguồn vốn:
a) Chợ được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước:
Việc đầu tư xây dựng, tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh tại chợ thực hiện theo quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này và các quy định pháp luật có liên quan;
Việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ do Nhà nước đầu tư, quản lý thực hiện theo quy định tại Chương IV Nghị định này.
b) Chợ được đầu tư từ nguồn ngoài ngân sách nhà nước (gồm các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật):
Việc đầu tư xây dựng, tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh tại chợ thực hiện theo quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Theo đó, phân loại chợ theo nguồn vốn bao gồm:
(1) Chợ được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước
+ Việc đầu tư xây dựng, tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh tại chợ thực hiện theo quy định tại Chương II, Chương III Nghị định 60/2024/NĐ-CP và các quy định pháp luật có liên quan;
+ Việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ do Nhà nước đầu tư, quản lý thực hiện theo quy định tại Chương IV Nghị định 60/2024/NĐ-CP.
(2) Chợ được đầu tư từ nguồn ngoài ngân sách nhà nước (gồm các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật):
+ Việc đầu tư xây dựng, tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh tại chợ thực hiện theo quy định tại Chương II, Chương III Nghị định 60/2024/NĐ-CP và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Phân loại chợ theo nguồn vốn bao gồm những loại nào? Việc phân loại chợ thuộc thẩm quyền của ai? (Hình từ Internet)
Việc phân loại chợ thuộc thẩm quyền của ai?
Thẩm quyền phân loại chợ được quy định tại Điều 38 Nghị định 60/2024/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm thi hành
...
8. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Phân cấp quản lý chợ trên địa bàn tỉnh cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương và các quy định hiện hành; chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện rà soát, công bố việc phân hạng, phân loại chợ;
b) Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách, biện pháp và giải pháp nhằm huy động, khai thác các nguồn lực để phát triển mạng lưới chợ;
c) Quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc xóa bỏ điểm kinh doanh tự phát;
d) Rà soát, nghiên cứu, xây dựng chính sách phát triển chợ đêm, chợ cộng đồng, chợ có giá trị di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan kiến trúc trên địa bàn theo quy định;
đ) Ban hành quy trình chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ với các nội dung chính theo Phụ lục II Nghị định này;
e) Chỉ đạo rà soát tài sản kết cấu hạ tầng chợ do Nhà nước đầu tư, quản lý;
g) Chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật và chính sách về phát triển, quản lý chợ.
...
Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện rà soát, công bố việc phân loại chợ.
Nội dung chủ yếu của kế hoạch phát triển chợ bao gồm những gì?
Nội dung chủ yếu của kế hoạch phát triển chợ được quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 60/2024/NĐ-CP cụ thể như sau:
Kế hoạch phát triển chợ
...
2. Nội dung chủ yếu của Kế hoạch phát triển chợ bao gồm:
a) Căn cứ pháp lý, sự cần thiết xây dựng;
b) Mục tiêu;
c) Nhiệm vụ, giải pháp;
d) Phương án phát triển chợ (đầu tư xây dựng, phát triển, mở rộng, cải tạo chợ và các nội dung khác có liên quan);
đ) Tổ chức thực hiện.
Theo đó, nội dung chủ yếu của Kế hoạch phát triển chợ bao gồm:
- Căn cứ pháp lý, sự cần thiết xây dựng;
- Mục tiêu;
- Nhiệm vụ, giải pháp;
- Phương án phát triển chợ (đầu tư xây dựng, phát triển, mở rộng, cải tạo chợ và các nội dung khác có liên quan);
- Tổ chức thực hiện.
Lưu ý:
Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng chợ được quy định tại Điều 7 Nghị định 60/2024/NĐ-CP cụ thể như sau:
Quyền của chủ đầu tư xây dựng chợ:
- Chủ đầu tư xây dựng chợ được hưởng ưu đãi đầu tư, vay vốn từ các Quỹ đầu tư phát triển theo quy định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng chợ:
- Triển khai thực hiện việc đầu tư xây dựng chợ theo các quy định hiện hành về đầu tư, xây dựng và pháp luật có liên quan;
- Thực hiện việc bảo trì trong chu kỳ dự án đầu tư xây dựng chợ;
- Chủ đầu tư xây dựng, xây dựng lại, di dời chợ phối hợp với cơ quan có thẩm quyền công khai thông tin niêm yết tại trụ sở cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các địa điểm khác có liên quan, lấy ý kiến của các bên liên quan theo quy định của pháp luật. Thời hạn công khai thông tin tối thiểu là 30 ngày (không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ tết);
- Chủ đầu tư xây dựng, xây dựng lại, di dời chợ thực hiện việc: xây dựng phương án, chính sách hỗ trợ di chuyển; bảo đảm duy trì hoạt động của chợ tạm; xây dựng phương án khai thác, bố trí, sắp xếp điểm kinh doanh của chợ, lấy ý kiến của các thương nhân kinh doanh tại chợ;
- Chủ đầu tư xây dựng chợ mới đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về bố trí các công trình trong phạm vi chợ; đối với các chợ cải tạo, nâng cấp chú trọng các quy định về phòng cháy chữa cháy, cấp thoát nước, vệ sinh công cộng, chiếu sáng, thông gió, khu để xe theo quy định;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?