Phân loại đơn vị hành chính là cơ sở để làm gì? Ai có quyền quyết định thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt?
Phân loại đơn vị hành chính là cơ sở để làm gì?
Mục đích phân loại đơn vị hành chính được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 như sau:
Phân loại đơn vị hành chính
1. Phân loại đơn vị hành chính là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng tổ chức bộ máy, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức của chính quyền địa phương phù hợp với từng loại đơn vị hành chính.
2. Phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số đơn vị hành chính trực thuộc, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, hải đảo.
3. Đơn vị hành chính được phân loại như sau:
a) Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt; các đơn vị hành chính cấp tỉnh còn lại được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III;
b) Đơn vị hành chính cấp huyện được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III;
c) Đơn vị hành chính cấp xã được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III.
4. Căn cứ vào quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể tiêu chuẩn của từng tiêu chí, thẩm quyền, thủ tục phân loại đơn vị hành chính.
Theo đó, phân loại đơn vị hành chính là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng tổ chức bộ máy, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức của chính quyền địa phương phù hợp với từng loại đơn vị hành chính.
Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt (Hình từ Internet)
Ai có quyền quyết định thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt?
Cơ quan có quyền quyết định thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt được quy định tại Điều 74 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 như sau:
Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quyết định thành lập, được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt về kinh tế - xã hội, có chính quyền địa phương được tổ chức phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó.
Theo đó, đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt do Quốc hội quyết định thành lập, được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt về kinh tế xã hội, có chính quyền địa phương được tổ chức phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt đó.
Quyết định thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt được thực hiện theo trình tự, thủ tục như thế nào?
Quyết định thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt được thực hiện theo trình tự, thủ tục được quy định tại Điều 76 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 như sau:
Trình tự, thủ tục quyết định thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
1. Chính phủ xây dựng đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trình Quốc hội. Đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương theo quy định tại Điều 131 của Luật này.
2. Ủy ban pháp luật của Quốc hội có trách nhiệm thẩm tra đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Chính phủ trình.
Trong trường hợp cần thiết, Quốc hội thành lập Ủy ban lâm thời để thẩm tra đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
3. Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trước khi trình Quốc hội.
4. Quốc hội xem xét, thông qua đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt theo quy trình tại một hoặc nhiều kỳ họp Quốc hội.
Theo đó, quyết định thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt được thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:
- Chính phủ xây dựng đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trình Quốc hội. Đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương theo quy định tại Điều 131 của Luật này.
- Ủy ban pháp luật của Quốc hội có trách nhiệm thẩm tra đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Chính phủ trình.
Trong trường hợp cần thiết, Quốc hội thành lập Ủy ban lâm thời để thẩm tra đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
- Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trước khi trình Quốc hội.
- Quốc hội xem xét, thông qua đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt theo quy trình tại một hoặc nhiều kỳ họp Quốc hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 13 ngành, lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư công theo quy định mới nhất? Quản lý việc sử dụng vốn đầu tư công như thế nào?
- Văn khấn cúng sao hội mùng 8 tháng giêng 2025? Cách cúng sao hội tại nhà 2025? Mùng 8 tháng Giêng là ngày gì?
- Thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô là gì? Các quy định về thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô cần lưu ý?
- Quy định về vượt xe theo luật giao thông mới nhất? Quy tắc vượt xe khi tham gia giao thông? Lỗi vượt xe không đúng quy định?
- Mức trợ cấp thu hút lần đầu sau tuyển dụng người có tài năng vào cơ quan nhà nước? Chính sách đào tạo, bồi dưỡng người có tài năng sau tuyển dụng?