Phân loại thống kê hiện nay bao gồm mấy loại? Việc phân loại thống kê quốc gia bao gồm những loại nào?

Theo quy định thì việc phân loại thống kê hiện nay bao gồm mấy loại? Việc phân loại thống kê quốc gia bao gồm những loại nào? Danh mục phân loại thống kê quốc gia đối với lao động, việc làm và bình đẳng giới như thế nào?

Phân loại thống kê hiện nay bao gồm mấy loại?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 23 Luật Thống kê 2015 quy định về việc phân loại thống kê như sau:

Phân loại thống kê
1. Phân loại thống kê được sử dụng thống nhất trong hoạt động thống kê nhà nước, làm căn cứ để thống nhất sử dụng trong quản lý nhà nước.
2. Phân loại thống kê gồm:
a) Phân loại thống kê quốc gia;
b) Phân loại thống kê ngành, lĩnh vực.

Theo đó, phân loại thống kê được sử dụng thống nhất trong hoạt động thống kê nhà nước, làm căn cứ để thống nhất sử dụng trong quản lý nhà nước.

Và, phân loại thống kê hiện nay gồm 02 loại như sau:

- Phân loại thống kê quốc gia;

- Phân loại thống kê ngành, lĩnh vực.

Phân loại thống kê hiện nay có mấy loại? Việc phân loại thống kê quốc gia bao gồm những loại nào?

Phân loại thống kê hiện nay có mấy loại? Việc phân loại thống kê quốc gia bao gồm những loại nào? (Hình từ Internet)

Việc phân loại thống kê quốc gia bao gồm những loại nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điề 24 Luật Thống kê 2015 quy định về việc phân loại thống kê quốc gia như sau:

Phân loại thống kê quốc gia
1. Phân loại thống kê quốc gia là phân loại thống kê áp dụng chung cho nhiều ngành, lĩnh vực trên phạm vi cả nước.
2. Phân loại thống kê quốc gia gồm:
a) Hệ thống ngành kinh tế;
b) Hệ thống ngành sản phẩm;
c) Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
d) Danh mục dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu;
đ) Danh mục đơn vị hành chính;
e) Danh mục vùng;
g) Danh mục nghề nghiệp;
h) Danh mục giáo dục, đào tạo;
i) Danh mục các dân tộc Việt Nam;
k) Danh mục các tôn giáo tại Việt Nam;
l) Các phân loại thống kê quốc gia khác.
3. Phân loại thống kê quốc gia được xây dựng phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn Việt Nam, được sử dụng trong hoạt động thống kê nhà nước, trong xây dựng hệ thống đăng ký hành chính, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu bộ, ngành, cơ sở dữ liệu địa phương và các hoạt động quản lý nhà nước khác có liên quan.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với bộ, ngành xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục và nội dung phân loại thống kê quốc gia.

Như vậy, việc phân loại thống kê quốc gia sẽ bao gồm:

- Hệ thống ngành kinh tế;

- Hệ thống ngành sản phẩm;

- Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

- Danh mục dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu;

- Danh mục đơn vị hành chính;

- Danh mục vùng;

- Danh mục nghề nghiệp;

- Danh mục giáo dục, đào tạo;

- Danh mục các dân tộc Việt Nam;

- Danh mục các tôn giáo tại Việt Nam;

- Các phân loại thống kê quốc gia khác.

Danh mục phân loại thống kê quốc gia đối với lao động, việc làm và bình đẳng giới như thế nào?

Căn cứ theo Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia được ban hành kèm theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê 2021 có quy định như sau:

02. Lao động, việc làm và bình đẳng giới

16

0201

Lực lượng lao động

17

0202

Số lao động có việc làm trong nền kinh tế

18

0203

Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo

19

0204

Tỷ lệ thất nghiệp

20

0205

Tỷ lệ thiếu việc làm

21

0206

Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức

22

0207

Tỷ lệ người từ 05-17 tuổi tham gia lao động

23

0208

Năng suất lao động

24

0209

Thu nhập bình quân một lao động đang làm việc

25

0210

Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy đảng

26

0211

Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội

27

0212

Tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân

28

0213

Tỷ lệ cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ

Tải về Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia.

Những nguyên tắc cơ bản của sử dụng dữ liệu và thông tin thống kê được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 5 Luật Thống kê 2015 quy định như sau:

Nguyên tắc cơ bản của hoạt động thống kê và sử dụng dữ liệu, thông tin thống kê
1. Nguyên tắc cơ bản của hoạt động thống kê nhà nước gồm:
a) Trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời;
b) Độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê;
c) Thống nhất về nghiệp vụ, không trùng lặp, không chồng chéo;
d) Công khai, minh bạch;
đ) Có tính so sánh.
2. Nguyên tắc cơ bản của hoạt động thống kê ngoài thống kê nhà nước gồm:
a) Các nguyên tắc quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này;
b) Tự nguyện, tự chịu trách nhiệm;
c) Không xâm phạm lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Nguyên tắc cơ bản của sử dụng dữ liệu và thông tin thống kê gồm:
a) Trích dẫn nguồn dữ liệu, thông tin thống kê khi sử dụng;
b) Bình đẳng trong tiếp cận và sử dụng dữ liệu, thông tin thống kê nhà nước đã được công bố;
c) Bảo mật dữ liệu, thông tin thống kê theo quy định của pháp luật.

Theo đó, các nguyên tắc cơ bản của sử dụng dữ liệu và thông tin thống kê gồm:

- Trích dẫn nguồn dữ liệu, thông tin thống kê khi sử dụng;

- Bình đẳng trong tiếp cận và sử dụng dữ liệu, thông tin thống kê nhà nước đã được công bố;

- Bảo mật dữ liệu, thông tin thống kê theo quy định của pháp luật.

Phân loại thống kê Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Phân loại thống kê
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phân loại thống kê hiện nay bao gồm mấy loại? Việc phân loại thống kê quốc gia bao gồm những loại nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phân loại thống kê
169 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phân loại thống kê

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phân loại thống kê

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào