Phân loại vũ khí và vật liệu nổ theo trình tự nào? Trường hợp khi phân loại vũ khí và vật liệu nổ có nguy cơ mất an toàn thì phải xử lý ra sao?
Phân loại vũ khí và vật liệu nổ phải tuân thủ theo trình tự nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 70 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 như sau:
Trình tự, thủ tục phân loại, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
1. Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đã tiếp nhận, thu gom phải được thống kê, phân loại để xác định chất lượng và giá trị sử dụng để thanh lý hoặc tiêu hủy.
2. Trình tự, thủ tục phân loại, thanh lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ thực hiện như sau:
a) Sau khi tiếp nhận, thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, cơ quan quân sự, cơ quan Công an cấp huyện, đơn vị Quân đội cấp Trung đoàn trở lên tiến hành phân loại và báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp quyết định đưa vào sử dụng hoặc tiêu hủy;
b) Cơ quan cấp trên khi nhận được báo cáo phải xem xét và quyết định cho phép đưa vào sử dụng hoặc tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
3. Trình tự, thủ tục tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ thực hiện như sau:
a) Sau khi có quyết định tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, cơ quan quân sự, cơ quan Công an cấp huyện, đơn vị Quân đội cấp Trung đoàn trở lên phải thành lập Hội đồng tiêu hủy và xây dựng phương án tiêu hủy. Thành phần Hội đồng tiêu hủy bao gồm: đại diện cơ quan tiêu hủy là Chủ tịch Hội đồng; đại diện cơ quan kỹ thuật chuyên ngành và cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về môi trường cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm tiêu hủy là thành viên Hội đồng. Phương án tiêu hủy phải bảo đảm an toàn, hạn chế ảnh hưởng đến môi trường;
b) Sau khi tiêu hủy, phải tiến hành kiểm tra tại hiện trường, bảo đảm tất cả vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tiêu hủy đã bị làm mất khả năng phục hồi tính năng, tác dụng. Kết quả tiêu hủy phải được lập thành biên bản, có xác nhận của Chủ tịch và các thành viên Hội đồng.
...
Theo đó, trình tự, thủ tục phân loại vũ khí, vật liệu nổ thực hiện như sau:
- Sau khi tiếp nhận, thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, cơ quan quân sự, cơ quan Công an cấp huyện, đơn vị Quân đội cấp Trung đoàn trở lên tiến hành phân loại và báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp quyết định đưa vào sử dụng hoặc tiêu hủy;
- Cơ quan cấp trên khi nhận được báo cáo phải xem xét và quyết định cho phép đưa vào sử dụng hoặc tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
Vũ khí và vật liệu nổ (Hình từ Internet)
Trường hợp khi phân loại vũ khí và vật liệu nổ có nguy cơ mất an toàn thì phải xử lý ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 70 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 như sau:
Trình tự, thủ tục phân loại, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
...
4. Trường hợp số vũ khí, vật liệu nổ có nguy cơ mất an toàn, cần xử lý khẩn cấp thì người đứng đầu cơ quan quân sự, cơ quan Công an cấp huyện, đơn vị Quân đội cấp Trung đoàn trở lên quyết định tiêu hủy ngay; sau khi tiêu hủy, phải báo cáo cơ quan cấp trên bằng văn bản.
Theo đó, trường hợp số vũ khí, vật liệu nổ có nguy cơ mất an toàn, cần xử lý khẩn cấp thì người đứng đầu cơ quan quân sự, cơ quan Công an cấp huyện, đơn vị Quân đội cấp Trung đoàn trở lên quyết định tiêu hủy ngay;
Sau khi tiêu hủy, phải báo cáo cơ quan cấp trên bằng văn bản.
Kinh phí bảo đảm cho việc phân loại vũ khí và vật liệu nổ ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 71 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 như sau:
Kinh phí bảo đảm cho việc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
1. Kinh phí bảo đảm cho việc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Đóng góp tự nguyện, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
c) Các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm cho việc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, kinh phí bảo đảm cho việc phân loại vũ khí, vật liệu nổ bao gồm:
- Ngân sách nhà nước;
- Đóng góp tự nguyện, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
- Các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?