Phần mềm nghiệp vụ ngân hàng là gì? Việc phát triển phần mềm nghiệp vụ ngân hàng thì gồm những giai đoạn nào?
Phần mềm nghiệp vụ ngân hàng là gì?
Phần mềm nghiệp vụ ngân hàng được giải thích tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 34/2012/TT-NHNN như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Phần mềm nội bộ là phần mềm được phát triển, nâng cấp, chỉnh sửa theo các yêu cầu riêng của tổ chức nhằm đáp ứng yêu cầu đặc thù của tổ chức và được sử dụng trong nội bộ tổ chức đó.
2. Phần mềm thương mại là phần mềm được phát triển hoàn chỉnh, được đăng ký thương hiệu và nhân bản hàng loạt để cung cấp ra thị trường.
3. Phần mềm nghiệp vụ ngân hàng (sau đây gọi tắt là phần mềm nghiệp vụ) là phần mềm nội bộ hoặc phần mềm thương mại ứng dụng trong các hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước nhằm tin học hóa một phần hoặc toàn bộ các hoạt động nghiệp vụ đó.
4. Phát triển phần mềm là việc xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ sung các chức năng của phần mềm nghiệp vụ đã có.
5. Bảo trì phần mềm là các công việc được thực hiện nhằm duy trì sự hoạt động ổn định của phần mềm nghiệp vụ đúng như chức năng đã được thiết kế.
6. Đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin của Ngân hàng Nhà nước là Cục Công nghệ tin học.
7. Đơn vị chủ trì nghiệp vụ là đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước được giao nhiệm vụ xây dựng quy trình nghiệp vụ, tổ chức thực hiện và quản lý nghiệp vụ áp dụng trong phần mềm nghiệp vụ.
8. Đơn vị chủ trì công nghệ thông tin là Cục Công nghệ tin học hoặc đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao nhiệm vụ tổ chức trang bị, quản lý phát triển, bảo trì phần mềm nghiệp vụ theo từng phần mềm nghiệp vụ cụ thể.
9. Đơn vị phát triển phần mềm là đơn vị chủ trì công nghệ thông tin hoặc bên thứ ba trực tiếp thực hiện việc phát triển phần mềm nghiệp vụ.
10. Đơn vị bảo trì phần mềm là đơn vị chủ trì công nghệ thông tin hoặc bên thứ ba trực tiếp thực hiện việc bảo trì phần mềm nghiệp vụ.
11. Đơn vị sử dụng là đơn vị trực tiếp sử dụng phần mềm nghiệp vụ.
12. Bên thứ ba là tổ chức không thuộc cơ cấu tổ chức Ngân hàng Nhà nước được Ngân hàng Nhà nước thuê để trực tiếp phát triển hoặc bảo trì phần mềm nghiệp vụ.
...
Như vậy, theo quy định trên thì phần mềm nghiệp vụ ngân hàng là phần mềm nội bộ hoặc phần mềm thương mại ứng dụng trong các hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước nhằm tin học hóa một phần hoặc toàn bộ các hoạt động nghiệp vụ đó.
Phần mềm nghiệp vụ ngân hàng (Hình từ Internet)
Việc phát triển phần mềm nghiệp vụ ngân hàng thì gồm những giai đoạn nào?
Việc phát triển phần mềm nghiệp vụ ngân hàng thì gồm những giai đoạn được quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 34/2012/TT-NHNN như sau:
Trình tự phát triển phần mềm nghiệp vụ
1. Các giai đoạn phát triển phần mềm nghiệp vụ:
a) Lập kế hoạch;
b) Khảo sát yêu cầu người sử dụng;
c) Phân tích yêu cầu hệ thống;
d) Thiết kế phần mềm;
đ) Lập trình phần mềm;
e) Kiểm tra, thử nghiệm phần mềm;
g) Triển khai thí điểm;
h) Đào tạo, tập huấn;
i) Đóng gói, bàn giao phần mềm;
k) Triển khai chính thức;
l) Nghiệm thu phần mềm;
m) Hỗ trợ vận hành.
2. Đối với các phần mềm nghiệp vụ thực hiện theo yêu cầu cấp bách được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, đơn vị chủ trì công nghệ thông tin được quyết định trình tự phát triển rút gọn, có thể không bao gồm các giai đoạn quy định tại điểm a, b, g, i nêu tại Khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì việc phát triển phần mềm nghiệp vụ ngân hàng thì gồm những giai đoạn sau:
- Lập kế hoạch;
- Khảo sát yêu cầu người sử dụng;
- Phân tích yêu cầu hệ thống;
- Thiết kế phần mềm;
- Lập trình phần mềm;
- Kiểm tra, thử nghiệm phần mềm;
- Triển khai thí điểm;
- Đào tạo, tập huấn;
- Đóng gói, bàn giao phần mềm;
- Triển khai chính thức;
- Nghiệm thu phần mềm;
- Hỗ trợ vận hành.
Đơn vị phát triển phần mềm nghiệp vụ ngân hàng là đơn vị nào?
Đơn vị phát triển phần mềm nghiệp vụ ngân hàng được quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 34/2012/TT-NHNN như sau:
Xác định đơn vị phát triển phần mềm nghiệp vụ
1. Đơn vị chủ trì công nghệ thông tin đồng thời là đơn vị phát triển phần mềm đối với các phần mềm nghiệp vụ được trang bị theo phương thức Ngân hàng Nhà nước tự xây dựng.
2. Đơn vị chủ trì công nghệ thông tin thực hiện trang bị theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước và pháp luật về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin để lựa chọn đơn vị phát triển phần mềm đối với các phần mềm nghiệp vụ trang bị theo phương thức mua sắm.
Như vậy, theo quy định trên thì đơn vị chủ trì công nghệ thông tin đồng thời là đơn vị phát triển phần mềm đối với các phần mềm nghiệp vụ được trang bị theo phương thức Ngân hàng Nhà nước tự xây dựng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự thảo Nghị định giảm thuế GTGT 2% từ 1/1/2025 đến hết 30/6/2025? Danh mục hàng hóa được giảm thuế GTGT 2025?
- Vật dụng trên phương tiện vận tải gồm những gì? Hàng hóa là vật dụng trên phương tiện vận tải phải làm thủ tục hải quan?
- Quân luật là gì? Thiết quân luật tiếng Hàn là gì? Ai đề nghị ra lệnh thiết quân luật tại Việt Nam?
- Mẫu báo cáo đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2025 2027 các cấp mới nhất? Mẫu báo cáo đại hội chi bộ nhiệm kỳ 25 27 trường học?
- Xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan là gì? Quy định về xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan?