Phán quyết trọng tài được thi hành như thế nào? Có bắt buộc thi hành đối với bên phải thi hành phán quyết không?
Phán quyết trọng tài có hiệu lực từ thời điểm nào?
Phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài được quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010.
Theo khoản 5 Điều 61 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định:
"Điều 61. Nội dung, hình thức và hiệu lực của phán quyết trọng tài
5. Phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành."
Theo đó, phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp, chấm dứt tố tụng trọng tài và phán quyết trọng tài là chung thẩm, có hiệu lực đối với các bên kể từ ngày ban hành, trừ trường hợp bị hủy hoặc bị từ chối thi hành.
Phán quyết trọng tài (Hình từ Internet)
Phán quyết trọng tài được thi hành như thế nào? Có bắt buộc thi hành đối với bên phải thi hành phán quyết không?
Phán quyết trọng tài được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự theo quy định tại Điều 67 Luật Trọng tài thương mại 2010.
Theo quy định tại Điều 65 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì:
"Nhà nước khuyến khích các bên tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài."
Như vậy, một phán quyết của Hội đồng trọng tài trong nước sẽ được thi hành phù hợp với luật thi hành án dân sự bởi các cơ quan thi hành án dân sự của Việt Nam mà không cần thông qua các thủ tục chấp thuận hay cho phép của Tòa án. Nhà nước không bắt buộc mà chỉ khuyến khích các bên tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài.
Tuy nhiên, khi hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài mà bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài theo quy định thì bên được thi hành phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật Trọng tài thương mại 2010.
Bên phải thi hành phán quyết có quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 69 Luật Trọng tài thương mại 2010 như sau:
"Điều 69. Quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài, nếu một bên có đủ căn cứ để chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 68 của Luật này, thì có quyền làm đơn gửi Toà án có thẩm quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài. Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là có căn cứ và hợp pháp.
2. Trường hợp gửi đơn quá hạn vì sự kiện bất khả kháng thì thời gian có sự kiện bất khả kháng không được tính vào thời hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài."
Tại khoản 2, khoản 3 Điều 68 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định:
"Ðiều 68. Căn cứ huỷ phán quyết trọng tài
2. Phán quyết trọng tài bị hủy nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu;
b) Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này;
c) Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ;
d) Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài;
đ) Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
3. Khi Tòa án xem xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, nghĩa vụ chứng minh được xác định như sau:
a) Bên yêu cầu hủy phán quyết trọng tài quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều này có nghĩa vụ chứng minh Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong các trường hợp đó;
b) Đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này, Tòa án có trách nhiệm chủ động xác minh thu thập chứng cứ để quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài."
Theo đó, 30 ngày kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài, nếu bên phải thi hành phán quyết có đủ căn cứ để chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp phán quyết trọng tài bị hủy, thì có quyền làm đơn gửi Toà án có thẩm quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài. Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là có căn cứ và hợp pháp.
Khi có đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài của một bên thì Tòa án sẽ xem việc hủy phán quyết trọng tài đó. Bên yêu cầu hủy phán quyết trọng tài có nghĩa vụ chứng minh Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong các trường hợp phán quyết trọng tài bị hủy nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thăng quân hàm, nâng lương sĩ quan trước thời hạn trong trường hợp nào? Thời hạn hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ hiện nay?
- Vượt đèn đỏ nhường xe ưu tiên có bị phạt không? Không nhường xe ưu tiên có bị phạt không? Xe ưu tiên gồm những xe nào?
- Mẫu quy trình bảo trì công trình xây dựng mới nhất? Việc điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng được thực hiện thế nào?
- Link bình chọn bàn thắng đẹp nhất AFF Cup 2024? https aseanutdfc com Bình chọn bàn thắng đẹp nhất AFF Cup 2024 thế nào?
- Lý luận chính trị là gì? 04 nhiệm vụ giáo dục lý luận chính trị theo Hướng dẫn 172 được quy định như thế nào?